Sản phẩm của bạn đang áp dụng Scrum và đang lay hoay trong việc tìm hiểu, khám phá đâu mới là điều mà người dùng cần và sẵn sàng chi trả cho nó? Bạn đang gặp vấn đề về việc phát triển sản phẩm có quá nhiều chức năng hay giá trị mà người dùng không cần đến? Bạn đang băn khoăn làm thế nào để tối ưu việc tìm hiểu, nhận thức được người dùng cần gì, sau đó biến ý tưởng/ giải pháp đó thành hiện thực một cách nhanh nhất để chiếm lĩnh thị phần? Nếu bạn đang quan tâm những vấn đề trên thì bài blog và lớp học mới của Scrum.org này dành cho bạn. Bản chất của sản phẩm là để làm hài lòng người dùng, và qua đó có được lợi ích ngược lại cho chính tổ chức đã tạo ra sản phẩm đó. Do đó ngày nay, nhiều công ty đang cố gắng theo đuổi những mô hình xây dựng sản phẩm theo hướng đặt người dùng làm trung tâm, họ áp dụng vô số những công cụ khác nhau nhằm cố gắng tạo ra sản phẩm làm hài lòng người dùng. Nhưng kết quả thì không được như mong đợi, vì sao? Khi làm việc cùng Scrum.org trong nhiều năm, tôi nhận thấy vấn đề là dù cho biết được người dùng là chìa khoá đi nữa, thì rất nhiều Product Owner vẫn không thể hiểu được thực sự người dùng của mình đang cần gì. Tuy trên thế giới có rất nhiều công cụ/ phương pháp để giúp một Product Owner đo lường, hay tìm hiểu về người dùng, nhưng những công cụ này sẽ trở nên vô dụng nếu không có một chiến lược/ tư duy đúng, cũng như được sử dụng đúng nơi đúng chỗ. Lẽ vì vậy mà dù cho có biết bao nhiêu công cụ hay phương pháp đi nữa, thì sản phẩm của bạn cũng chưa đạt được thành công nếu thiếu đi một tư duy làm sản phẩm tốt. Tôi gọi tư duy này là “Product Ownership”. Một Product Owner có được Product Ownership là người làm chủ được 3 chữ V trong quá trình leading sản phẩm của mình. Ba chữ V đó là:
Ba chữ V này tạo thành một vòng lặp liên tục không thể tách rời, giúp người Product Owner đưa sản phẩm của mình tiến về phía trước. Đó gọi là vòng lặp của Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm. Việc hiểu rõ vòng lặp này và cách kết nối những chữ V với nhau tốt bao nhiêu sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng sản phẩm của bạn nhiều bấy nhiêu. Bạn có một tầm nhìn, bạn có ý tưởng để đạt được tầm nhìn đó, bạn xây dựng một MVP và đưa nó đến tay người dùng để kiểm chứng giả thuyết của mình có đúng hay không? Nếu đúng, bạn quay lại củng cố giả thuyết đó, và phát triển tiếp nó. Nếu sai, bạn học và thử nghiệm một giả thuyết khác.
Mấu chốt là, thử nghiệm như thế nào là phù hợp với giả thuyết hiện tại, là đủ nhỏ, tránh lãng phí, và làm sao để phát triển một vòng lặp kiểm tra giả thuyết trong Scrum framework một cách tối ưu nhất? Làm thế nào để có thể xây dựng một thử nghiệm bên trong mỗi Sprint mà vẫn mang lại giá trị sản phẩm cho người dùng, mà không cần phải có giai đoạn market/ user reseach trước khi bắt đầu mỗi sprint? Câu trả lời cho câu hỏi trên, được Scrum.org gói gọn trong khoá học Professional Product Discovery and Validation (PPDV) để giúp các Product Owner có thể có được một Product Ownership tốt hơn, qua đó mang lại thành công cho tổ chức của mình. |