Áp lực trong công việc luôn luôn hiện hữu. Mỗi ngày công việc của chúng ta phải đối mặt với những yêu cầu, mong muốn khác nhau từ nhiều phía. Những mâu thuẫn này trong công việc đòi hỏi chúng ta phải tốn rất nhiều năng lượng để giải quyết, thậm chí nó chiếm đa số thời gian làm việc, thay vì dành thời gian đó cho việc xây dựng những giá trị khác. Những mong muốn, yêu cầu đến từ những phòng ban khác nhau, từ cấp trên, từ team, từ khách hàng, hay từ vendor luôn khiến chúng ta bối rối, và không biết chọn hay làm thế nào để tốt cho tất cả. Dần dà thành thói quen, rất nhiều người đã tìm ra cách để tồn tại trong môi trường như vậy bằng cách thoả hiệp, từ chối khéo, buy time, hay “chuyền bóng” những yêu cầu đó đến tay người khác. Trên thực tế, việc đùn đẩy, từ chối, hay delay quyết định công việc sẽ không giúp chúng ta giải quyết được vấn đề, mà còn đưa đến những vấn đề nghiêm trọng và trầm kha hơn. Càng ngày, những bên liên quan sẽ dần xa cách hơn, và xem nhau như những kẻ thù, họ xây dựng những bức tường với nhau, nuôi dưỡng văn hoá phòng ban, và chơi những trò chơi chính trị với nhau. Câu chuyện này diễn ra hằng ngày, và ai cũng cảm thấy nó như là điều hiển nhiên ở chốn làm việc. Tôi nhận thấy sở dĩ chúng ta gặp khó khăn và cảm thấy xung đột lợi ích từ nhiều phía, là bởi vì chúng ta đang chỉ nhìn thấy và bảo vệ lợi ích riêng của mình, chúng ta cho rằng không ai quan tâm đến ai khác ngoài họ. Do đó việc bảo vệ lợi ích riêng của mình là chính đáng. Tôi có một câu chuyện như sau: Tôi từng làm việc và hỗ trợ cho một sản phẩm, và giúp họ đổi mới cách làm việc cũ, áp dụng Scrum vào công việc. Những ngày đầu làm việc cùng team, tôi thường nghe nhiều người phàn nàn về Product Manager của họ, thường chậm trễ trong những quyết định và thường không lắng nghe ý kiến từ mọi người. Điều này khiến cho sản phầm thường bị chậm trong những quyết định quan trọng. Tôi đã dành thời gian lắng nghe từ mọi người và cũng dành thời gian để lắng nghe từ chính người Product Manager nọ. Sau khi phân tích, tôi hiểu rằng bản thân nhóm sản phẩm này đang có xung đột về lợi ích. Họ đã và đang gặp khó khăn trong việc thấu cảm, lắng nghe, và hợp tác cùng nhau làm việc. Hiện trạng này đã diễn ra vài năm, mọi người vẫn làm việc và vui cười cùng nhau, nhưng đằng sau đó là những email, report, escalation về những xung đột lợi ích của nhau. Bạn có từng gặp phải tình huống tương tự trong team hay tổ chức của mình? Bạn có mệt mỏi và muốn thay đổi nó? Sở dĩ những mâu thuẫn lợi ích xuất hiện là bởi vì chúng ta đang bị ảnh hưởng tư duy cục bộ, lợi ích nhóm. Tư duy này khiến chúng ta tự nhiên bảo vệ chính mình và những gì được cho là thuộc về mình. Chúng ta xây tường, và từ chối tìm hiểu hay hiểu mong muốn từ người khác là gì, khi nó nghe có vẻ sẽ tạo ra vấn đề hơn là lợi ích. Bảo vệ lợi ích cho mình là tự nhiên và không sai, nhưng liệu có cách nào khác hơn không? Có cách nào để chúng ta không chỉ bảo vệ được lợi ích của mình, mà còn có thể nhân rộng nó lên, đạt được lợi ích chung của các bên liên quan khác? Vì chỉ như vậy, chúng ta mới có thể tạo ra được sự đồng thuận, và thay đổi từ việc "ai đó có mong muốn yêu cầu ảnh hưởng đến chúng ta", thành "làm thế nào để hai bên cùng nhau chung tay đạt được mục tiêu chung". Để thay đổi điều này, cần một kỹ năng có thể giúp chúng ta trở nên cởi mở hơn, lắng nghe, và giao tiếp. Qua đó, mời gọi các bên cùng hiểu và xây dựng giải pháp để đạt được mong muốn cùng nhau. Câu trả lời đó là kỹ năng Negotiation. Nhưng lại có rất nhiều phong cách và cách thức Negotiation khác nhau. Và không phải cách thức Negotiation nào cũng mang lại lợi ích hợp tác và đồng thuận cùng nhau. Tôi đã áp dụng một kỹ năng Negotiation và nhận được giá trị từ nó đó là “Yes, ..and” trong nhiều năm nay, cũng như chia sẻ nó đến những team tôi làm việc và hỗ trợ họ. Trong quá trình đó, tôi cũng nhận thấy được việc thiếu hụt kỹ năng này trong tổ chứng là một sự đáng tiếc. Do đó, tôi đã thiết kế và tạo ra một lớp học chuyên về kỹ năng Negotiation đó là: Professional Negotiation Skills. Bạn đừng hiểu lầm Professional Negotiation Skills của Scrumviet với những lớp học Negotiation skills khác, lớp học này không tập trung vào việc giúp bạn đạt được win-win trong giao tiếp hay thương lượng thông thường. Mà lớp học tập trung vào việc khai mở tâm trí, nhận thức về thế giới quan và khoa học thần kinh, giúp bạn có được một tư duy hệ thống tốt hơn, có sự đồng cảm sâu hơn đến những người xung quanh mình. Đó là nền tảng để có thể đi đến áp dụng kỹ năng "Yes, and" vào công việc hay cuộc sống. |