Công việc của Product Owner gắn liền với rất nhiều Stakeholder khác nhau: CEO, khách hàng, Head of Departments, Scrum Team, Vendors, vân vân. Mỗi ngày Product Owner phải làm việc cùng, giao tiếp và hướng tất cả các bên đến thành công của sản phẩm là mục đích sau cùng. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là một công việc cực kỳ phức tạp và cần rất nhiều kỹ năng cũng như công sức để có thể đảm đương. Mỗi ngày, những thông tin, hay những yêu cầu, ý tưởng cho sản phẩm nảy lên và đến với Product Owner là rất nhiều, nhưng trong số đó bao nhiêu trong những yêu cầu hay ý tưởng đó thực sự có giá trị? Câu trả lời là không thể nào biết được cho đến khi nó nằm trên tay khách hàng. Vậy, việc tiếp nhận thông tin, cũng như sắp xếp những điều gì có khả năng cao nhất sẽ mang lại giá trị cho sản phẩm sẽ là điểm quan trọng giúp sản phẩm thành công. Nhưng thử thách dành cho Product Owner không chỉ có vậy, vì các bên liên quan cũng sẽ mang đến những áp lực vô cùng lớn cho chính Product Owner, như làm sao để có thể thương lượng, và giao tiếp hiệu quả với hàng trăm yêu cầu, mong muốn khác nhau? Thật không dễ. Lấy ví dụ một tình huống như sau: CEO đến gặp Product Owner và chia sẻ một ý tưởng mà anh ấy/ cô ấy nghĩ rằng sẽ mang lại giá trị cho sản phẩm. Ý tưởng này là một vài chức năng mà đối thủ của bạn đang có, nhưng sản phẩm của bạn hiện chưa có. CEO nhấn mạnh rằng, hơn 6 tháng rồi, nhưng không hiểu vì sao chúng ta vẫn chưa có được những chức năng như họ, chúng ta sẽ thụt lùi mất! Đến đây bạn là một Product Owner, bạn sẽ trả lời thế nào? Việc bạn lựa chọn câu trả lời, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công của sản phẩm mà bạn đang đảm đương đấy! Trên là một trong trăm ngàn tình huống khác nhau mà một Product Owner thường gặp phải mỗi ngày. Nếu không có sự khéo léo trong giao tiếp cũng như không biết cách để chia sẻ quan điểm hay thương lượng với Stakeholder, thường một Product Owner sẽ dần mất đi việc chủ động trong công việc, thay vào đó sẽ trở thành một người chỉ có thể nhận thông tin, và làm! Như vậy bạn đã đánh mất vai trò Product Owner thực sự, thay vào đó chỉ như một người đưa tin, nhận yêu cầu và đưa nó đến team phát triển mà thôi.
Negotiation là gì? Vì sao lại quan trọng?
Định nghĩa Negotiation là một cuộc thảo luận giữa các bên để đi đến sự đồng thuận về một việc, hay vấn đề gì đó. Khi đặt vào vai trò của một Product Owner thì công việc chính mỗi ngày với bạn là những cuộc negotiation với Stakeholder. Mỗi Stakeholder sẽ có những quan điểm và mối quan tâm, mong muốn khác nhau về sản phẩm. Việc của bạn là hiểu và negotiate thế nào để cách bên có thể đi đến sự đồng thuận tốt nhất cho sản phẩm. Đây là công việc khó nếu bạn không am tường kỹ năng negotiation, mỗi Stakeholder sẽ gây áp lực lên bạn và khiến cho quyết định của bạn dễ dàng bị chi phối. Thường tôi nhận thấy rất nhiều Product Owner chọn cách nói "Không" hay "buy-time" cho những yêu cầu, hay mong muốn từ các bên liên quan, nhưng cách làm này không hiệu quả, và thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sản phẩm. Vì sao ư? Vì khi bạn nói không, nghĩa là bạn đang làm ai đó không vui lòng, và giảm mức độ tương tác của bạn và họ lại, dần bạn sẽ đánh mất một kênh thông tin vô cùng giá trị có thể mang đến ý tưởng giúp bạn xây dựng sản phẩm của mình tốt hơn. Hơn hết việc nói không liên tục, thường sẽ khiến bạn nhận được áp lực ngày càng nhiều hơn thay vì ít đi, vì khi các Stakeholder không nhận được điều mà họ muốn, thường sẽ là những leo thang, hay những áp lực lớn hơn sau đó.
Vậy làm thế nào để Negotiation hiệu quả? Thay vì nói "Không!" hay "Được/ đúng rồi, nhưng mà...", thì tôi khuyến khích các bạn thử một cách khác đó là "Yes … and / Đúng rồi, và...". ("Yes, and" không phải là say Yes, và chỉ biết răm rắp làm theo ý người khác, bạn đừng hiểu lầm!). Đây là một cách giao tiếp/ thương lượng hiệu quả nhất mà tôi luôn áp dụng. Nó thể hiện sự thấu hiểu và quan tấm đến mong muốn của người đối diện, sau đó cùng nhau xây dựng giải pháp chung. "Yes and" không chỉ giúp cho việc negotiation trở nên hiệu quả mà còn gia tăng sự cộng tác giữa các bên với nhau. Nó mời gọi mọi người đi đến sự đồng thuận, và cùng xây dựng giải pháp cùng nhau, ý tôi và ý anh. Hơn hết "Yes, and" còn giúp bạn một Product Owner có được vị trí là leader của sản phẩm, khi từ một người chỉ có thể nhận yêu cầu và làm, thì có thể trở thành người tạo ra được sự đồng thuận, kết nối các mong muốn, và hướng các bên liên quan thay vì chỉ ra yêu cầu, thì giờ đây mời gọi họ cùng bạn xây dựng ý tưởng phù hợp nhất cho sản phẩm của mình. Tuy vậy, "Yes and" là một kỹ năng không đơn giản, và cần có thời gian học và trau dồi. Bạn cần đầu tư thời gian để tìm hiểu về nó, cũng như bắt đầu áp dụng nó vào công việc thực tế. Kỹ năng này đòi hỏi người sử dụng phải có mindset phù hợp cũng như hiểu rõ cách để thực hiện, và kiên nhẫn thay đổi cách giao tiếp cố hữu trước đây. Nếu bạn quan tâm đến kỹ năng này hay muốn tìm hiểu sâu hơn có thể liên hệ trực tiếp với tôi. Tôi rất vui lòng hỗ trợ cũng như chia sẻ nhiều hơn cùng bạn.
|