Mô hình Leadership Grid được tạo ra bởi Robert R. Blake và Jane Mouton vào những năm 1960, Mô hình này tạo ra để xác định hành vi của người lãnh đạo đang có thiên hướng quan tâm như thế nào đến việc xây dựng sản phẩm hay về con người. Mô hình này là một biểu đồ được xây dựng trên 2 trục chính:
Việc tạo thành biểu đồ của mô hình Leadership Grid này sẽ tạo ra những vùng khác nhau, tương ứng với những phong cách lãnh đạo khác nhau (Điều anh quan tâm đến, sẽ định hình con người anh). Trong đó theo mô hình này chúng ta sẽ có 5 hình mẫu chính:
Leadership Grid là một mô hình đơn giản và dễ hiểu, giúp chúng ta có thể phân định được dễ dàng những hành vi cơ bản của một người lãnh đạo, và hình mẫu lý tưởng để theo đuổi. Nhưng bản thân tôi nhận thấy, tuy Leadership Grid đã xác định rất đúng những tính cách lãnh đạo nhưng vẫn còn những góc độ khác cần được quan tâm, qua đó mới có thể định hình một cách rõ ràng hơn về một vai trò lãnh đạo.
Lấy dẫn chứng ở vai trò lãnh đạo Team (9, 9), trong mô hình thì Lãnh đạo ở mức này là thành công nhất, và là hình mẫu. Nhưng nếu so vào thực tế, bản thân lãnh đạo ở mức 9.9 này còn phân ra hai thái cực:
Ví dụ: Hiện tại sản phẩm A đang là best seller, và đang mang lại giá trị về tài chính lẫn thương hiệu cho công ty, ngoài ra tổ chức cũng đang có những product mới, cơ hội mới ở tương lai. Vị lãnh đạo “Team (9, 9) + Và lãnh đạo có thiên hướng Sáng tạo điều mới” sẽ có thiên hướng tập trung và những sản phẩm mới cơ hội mới. Vị lãnh đạo “Team (9, 9) + Và lãnh đạo có thiên hướng bảo vệ thành quả, hay hiện trạng” sẽ quan tâm đến sản phẩm đang là gà đẻ trứng vàng ở hiện tại.
Qua ví dụ trên bạn sẽ thấy rằng, hình mẫu lãnh đạo Team (9, 9) còn có thể có những thái cực khác nhau, và mỗi thái cực sẽ tạo ra những hình mẫu lãnh đạo khác nữa. Mỗi hình mẫu lãnh đạo này sẽ lại mang đến cho tổ chức những giá trị khác nhau. Vậy nếu chỉ dựa trên hai trục về mối quan tâm đến con người, và mối quan tâm đến sản phẩm, sản xuất là chưa đủ. Trong Leadership Circle Profile không chỉ đo lường khả năng lãnh đạo qua việc quan tâm đến con người, và mối quan tâm đến sản phẩm, sản xuất, mà còn đo lường lãnh đạo ở thiên hướng sáng tạo và bảo vệ của lãnh đạo đó. Việc này vô cùng quan trọng vì tính sáng tạo hay bảo vệ phản ánh được tư duy, tâm lý nội tại của nhà lãnh đạo đó hiện tại đang như thế nào. Việc hiểu mình đang có thiên hướng tâm lý của mình sẽ giúp cho người lãnh đạo hiểu rõ được bản thân mình hơn, qua đó trau dồi để trở thành một hình mẫu tốt hơn. Ở đây sẽ không có ý nói vị lãnh đạo có tính sáng tạo sẽ tốt hơn vị lãnh đạo có thiên hướng bảo vệ mà còn tuỳ vào thời đại nào, và loại hình kinh doanh gì. Trong thực tế trong dữ liệu của Leadership Circle Profile cho thấy ngày nay, một lãnh đạo tốt nhất thường sẽ vừa có thiên hướng sáng tạo chiếm khoảng 70% và bảo vệ khoảng 30%.
|