EBM giúp các tổ chức đạt được mục tiêu trong một thế giới hỗn loạn.
Khi áp dụng Scrum để trở nên Agile, việc đo lường mục tiêu luôn là câu hỏi lớn, khó trả lời...
Vậy làm sao để xác định đâu là mục tiêu, và những giá trị nào của mục tiêu đó nên được đo lường? Để thông qua đó chúng ta có được định hướng phát triển và ngày càng nhanh nhẹn hơn?
Evidence-Based Management là một framework mà bất kỳ tổ chức/ công ty nào cũng có thể sử dụng, để có thể đo lường, quản lý mục tiêu, thông qua đó có thể tạo thêm cho những giá trị vượt trội cho sản phẩm của mình. EBM tập trung cải thiện kết quả mang lại (Outcomes), Giảm thiểu rủi ro, và tối ưu hoá ngân sách đầu tư. Evidence-Based Management được xây dựng bởi Ken Schwaber và Scrum.org.
Vậy làm sao để xác định đâu là mục tiêu, và những giá trị nào của mục tiêu đó nên được đo lường? Để thông qua đó chúng ta có được định hướng phát triển và ngày càng nhanh nhẹn hơn?
Evidence-Based Management là một framework mà bất kỳ tổ chức/ công ty nào cũng có thể sử dụng, để có thể đo lường, quản lý mục tiêu, thông qua đó có thể tạo thêm cho những giá trị vượt trội cho sản phẩm của mình. EBM tập trung cải thiện kết quả mang lại (Outcomes), Giảm thiểu rủi ro, và tối ưu hoá ngân sách đầu tư. Evidence-Based Management được xây dựng bởi Ken Schwaber và Scrum.org.
Key Value Area (KVA) |
Details |
Đo lường các giá trị hiện tại đang có của sản phẩm đã đến tay người dùng. |
|
Đo lường cách giá trị sản phẩm có thể có được, bằng cách đáp ứng các nhu cầu tiềm năng của khách hàng. |
|
Đo lường khả năng có thể cung cấp được những cái mới/ chưa từng có, mà có thể phục vụ tốt hơn đến nhu cầu của người dùng. |
|
Đo lường khả năng thích ứng, hay khả năng nhanh chóng đưa những sản phẩm dịch vụ đến tay người dùng. |
Đọc thêm:
"Hiểu rõ khả năng hiện tại mới có thể xác định được bước tiếp theo nên làm gì." - Khoa Doan
Có ba cấp độ của mục tiêu cần phải đo lường mà EBM có thể giúp:
Strategic Goals: Mục Tiêu Dài Hạn là những điều tối quan trọng mà tổ chức cảm thấy cần phải đạt được để hoàn thành Sứ mệnh và Tầm nhìn của họ. Mục tiêu này quá lớn và quá xa vời, với nhiều những điều không chắc chắn trong suốt hành trình. Do đó, tổ chức phải sử dụng Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm để từng bước đạt được nó. Bởi vì Mục Tiêu Dài Hạn rất quan trọng nhưng xa vời và con đường đạt được mục tiêu đó là hoàn toàn không chắc chắn, nên tổ chức cần một loạt các mục tiêu thực tế hơn, như Intermediate Goals (Mục tiêu Trung Hạn). Trong Scrum, Strategic Goals còn được hiểu là Product Vision.
Intermediate Goals: là Mục Tiêu Trung Hạn, việc đạt được mục tiêu trung hạn sẽ cho thấy tổ chức đang đi đúng hướng để đạt được Strategic Goals. Con đường đi đến mục tiêu trung hạn thường vẫn còn có phần khó khăn và không chắc chắn, nhưng không phải là hoàn toàn mơ hồ. Trong Scrum được hiểu là Product Goal.
Immediate Tactical Goals: là trọng tâm hiện tại trước mắt của tổ chức cần nỗ lực cải tiến trong thời gian ngắn hạn. Immediate Tactical Goals còn được hiểu là Mục Tiêu Ngắn Hạn, và trong Scrum được gọi là Sprint Goal.