"Là những giá trị chưa được tìm ra, có thể có được trong tương lai nếu tổ chức có thể thoã mãn được nhu cầu của khách hàng tiềm năng." Mục tiêu chính của việc tập trung vào Unrealized Value là để giúp tổ chức có thể tối ưu hoá và đạt được những giá trị theo thời gian, những câu hỏi giúp tổ chức có thể xác định và đánh giá những giá trị mà mình chưa đạt được:
Những câu hỏi trên không thể được trả lời một cách độc lập với Current Value được. Việc quyết định đầu tư cho giá trị hay sản phẩm này đồng nghĩa với việc sẽ không đầu tư vào sản phẩm khác được. Nên việc xem xét cả hai Current Value (CV) và Unrealized Value (UV) sẽ giúp cho tổ chức có thể cân bằng trong những thứ đang có trong hiện tại và những điều có thể đạt được trong tương lai. Một ví dụ nhỏ: một sản phẩm có thể sẽ có CV rất ít ở hiện tại vì hiện đang trong giai đoạn test thị trường, nhưng có thể có UV rất lớn trong tương lai vì đây là một thị trường vô cùng tiềm năng. Nên việc đầu tư cho một sản phẩm như vậy sẽ có thể đảm bảo hơn trong việc thu được nhiều tiềm năng trong tương lai, mặc dù giá trị hiện tại sản phẩm đang có là không cao. Mặc khác một sản phẩm có CV rất cao nhưng lại là một thị trường bão hoà, người dùng cũng đang rất hạng phúc, thì không hứa hẹn cho việc đầu tư mới có thể mang thêm những giá trị hay lợi nhuận nhiều hơn. Đây là một loại sản phẩm điển hình gọi là "cash cow" và nó đang trong giai đoạn sinh lợi rất tốt ở hiện tại và sản phẩm đang dần đi hết vòng đời của nó. Xem thêm: EVIDENCE BASED MANAGEMENT (EBM) Dịch và biên tập bởi Scrumviet từ nguồn: https://www.scrum.org/resources/evidence-based-management-guide |