Bạn có tự hỏi, thành công giá trị thế nào? Câu hỏi này không dễ trả lời, và sẽ khác với mỗi người. Vì sao? Vì giá trị của thành công sẽ bằng với giá trị của những thất bại mà bạn đã trải qua để đạt được thành công đó. Chúng ta luôn sợ thất bại, xem thất bại là sự xấu hổ. Vị của sự thất bại luôn không hề dễ nếm, mỗi khi thất bại, chúng ta dễ buông bỏ, chạy trốn khỏi nó. Nhưng để có được thành công, thì bạn phải chấp nhận thất bại, hay nói đúng hơn là học từ thất bại, để làm đúng hơn, tốt hơn. The past can hurt. But the way I see it, you can either run from it, or learn from it. - Walt Disney -Lion King Thời điểm tôi viết bài blog này, thì bộ phim bất hủ "Lion King" của Disney vừa được làm lại và sắp công chiếu, với đồ hoạ đẹp hơn và hoành tráng hơn. Nhưng tôi tin rằng dù bộ phim đó có thay đổi diện mạo, đồ hoạ thế nào đi nữa. Thì thông điệp mà bộ phim truyền tải vẫn luôn mang một giá trị: "Giá trị của sự thất bại"! Nếu bạn còn nhớ chú sư tử Simba, hiền lành nhút nhát, sinh ra đã là Hoàng Tử. Nhưng để trở thành vua, chú đã phải nếm nhiều thất bại, sự rèn giũa. Simba đã nhiều lần chạy trốn chính mình, chấp nhận mình là kẻ thua cuộc. Nhưng chỉ khi nhận ra, và đối mặt với quá khứ đau buồn, sự thất bại, học từ nó, thì chú mới có thể trở thành vua. Giá trị của việc học từ thất bại Con mèo nằm trên bếp lò nóng, nó sẽ học được là bếp lò đó nóng, và nó sẽ không nằm trên đó nữa,... Nhưng nó cũng sẽ không nằm trên bếp lò nữa khi bếp đã nguội. - Mark Twain Vì sao lại như vậy, vì chú mèo đó nghĩ rằng bếp lò đó luôn nóng. Nó đã học được bài học, nhưng lại không hiểu rõ nguyên nhân. Cơ hội trong cuộc sống này cũng vậy, bạn theo đuổi lý tưởng của mình, và bạn thất bại, qua thất bại bạn nhận thức rằng, lý tưởng đó sai và dừng lại. Nhưng lý tưởng thì không sai, chỉ là cách làm sai, hoặc sai thời điểm, hoặc sai người. khoản 12 năm trước, tôi từng làm một startup, sản phẩm tôi muốn xây dựng thời điểm đó là một dịch vụ, website giúp đỡ những người chạy xe ôm. Tôi nhận thấy rằng, việc chạy xe ôm là một nhu cầu đi lại, nhưng luôn có khoảng cách giữa người dùng dịch vụ (người cần đi lại mà không có xe) và người cung cấp dịch vụ (những bác xe ôm). Bạn biết đó, tôi đã thất bại sau hơn một năm vật lộn làm sao để kết nối hai nhu cầu này lại, làm sao người kiếm xe có thể liên lạc nhanh với người lái xe. Tôi nhận ra website thôi là không đủ, tôi cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ công nghệ, như GPS, hay một chiếc điện thoại thông minh (ở thời điểm hơn mười năm trước, GPS và Smart phone vẫn còn là những điều thuộc về tương lai). Tôi thất bại, thời điểm đó tôi nghĩ, ý tưởng đó đã thất bại. Nhưng bạn biết không, ý tưởng đó không thất bại, chỉ là thời điểm tôi xây dựng nó là không đúng thôi. Bằng chứng rằng, Grab đã phát triển và thành công như thế nào, điều này minh chứng cho ý tưởng đó không sai. Grab thành công vì họ làm đúng thời điểm và đúng cách, khi mà hiện tại Smart Phone là thứ ai ai cũng có thể sở hữu, và qua nó, khả năng kết nối giữa người lái xe và người có nhu cầu là dễ hơn bao giờ hết. Nếu bạn thất bại, và rồi nản chí hay dừng lại, bạn mới thực sự thất bại. Nhưng nếu bạn xem đó là một cơ hội để học hỏi và hiểu vì sao thất bại, để cải thiện và thay đổi, thì thất bại lúc này là: "Mẹ của Thành Công". Vì vậy việc tạo ra một vòng lặp nhỏ để thử đúng sai cho ý tưởng/giả thuyết/quyết định của mình là rất quan trọng. Nếu đúng, thật tốt! Nếu sai? Nó sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí phải trả cho rủi ro, qua đó bạn có thể dễ chấp nhận những kết quả sai và học từ nó một cách nhanh chóng, định hướng lại và đi đúng hướng hơn. Đó cũng là cơ bản của Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm (1), là nền tảng của Scrum, và cũng là lý do đó mà người ta luôn nói, Scrum framework giúp cho chúng ta tối ưu hoá được giá trị của sản phẩm, vì nó giúp chúng ta, thu thập được dữ liệu nhanh chóng (qua từng Sprint), phân tích và thích nghi/học hỏi, từ đó có thể đưa ra những giá trị đúng và gần hơn đến thành công. Note: 1 - Empiricism: Chủ nghĩa kinh nghiệm - được xây trên ba chân trụ chính: Transparency, Inspection, Adaptation. --------------------------------- English Version: How does Scrum help you realize the value of failure? Have you ever wondered about: what is the Value of Success? This question is not easy to answer, and everyone will have a different answer. Why? The reason is The value of Success is equal to all the failures you had to experience to reach to the success. We are all scared of the failure; we feel shame every-time we fail. The taste of failure is never sweet. Every time we fail, we are easy to give up and run away. But to succeed, you need to accept the failure. In other words, you learn from the failure to grow up and succeed. The past can hurt. But the way I see it, you can either run from it or learn from it. - Walt Disney -Lion King In the meantime, when I write this blog, the Lion King (Remake) is going to show in the theater, with reality graphic, more theatrical. But I believe even the film changed about graphic, with fancy effect or anyhow better. It still keeps the original message which the movie wants to deliver to us: “The value of failure”. If you still remember Simba, shy, gentle, born as a prince. But to become a king, he had to taste many failures and challenges. Simba ran away from himself, from his destination. But with the brave, he faced with the past hurts, the failure, learn from it, then be become a Lion King. The value of failure “If a cat sits on a hot stove, that cat won't sit on a hot stove again. That cat won't sit on a cold stove either. That cat doesn't like stoves.” - Mark Twain Why? That’s because the cat thinks a stove is always hot. It had the lesson learn, but it doesn’t understand the root cause. It’s the same with our life, you follow your dream, and you fail, you realized that your vision is wrong then you stop it. But the idea or your vision is never wrong. It just happened in the wrong moment, with the wrong way to do, or the wrong people you worked with. Around twelve years ago, I ran the startup in Vietnam, my product was a service, to support people who need to transport and the drivers. I realized that the need for transport of people don’t have a car or motorbike is big, but have a gap to connect them with the drivers, who also need to sell their service. I failed after one year, lost in the way to find: how to connect the drivers and the customers. I realized, the website was not enough; I need the support from technology likes, the smartphone with GPS, internet (3G), which can help to connect the drivers and customers anywhere and anytime. (At that time, the smartphone and 3G were not popular in Vietnam). I thought I failed, and my idea was wrong. But you know how Uber or Grab success, it tells me that, my idea was not wrong. Uber or Grab are successful because they do it in the right time, with the right way, in the era when the smartphone is a thing everyone can own, and by that, the gap between drivers and customers is now closed more than ever. If you failed, then dispirit and quit, you will truly fail. But if you treat the failure likes a chance to learn and understand why you failed. From that, you can improve and adapt a plan; it called: "Failure teaches success". Therefore, creating a small experiment loop for the idea/ assumption is essential. If the experiment is right, that's great news! If it’s wrong? You will have a chance to learn, you still on the track, as the risk is limited and controlled, for not become bigger in the small loop. From this, you can be easier to accept the failure, then learn from it quickly. That’s the basic of Empiricism, and Scrum based on Empiricism, and that’s the reason people always say, Scrum framework help to maximize the value of your product, by collecting the data quickly (Sprint by Sprint), inspect and adapt. From that, we can reach close to the true values of product and success. |