Scrum Viet
  • Trang Chủ
  • Khoá Học
    • Khóa Học Scrum & Agile >
      • Applying Professional Scrum (APS)
      • Professional Scrum Master (PSM)
      • Professional Scrum Master II (PSM II)
      • Professional Scrum Master & Product Owner (PSMPO)
      • Professional Scrum Product Owner (PSPO)
      • Professional Scrum Product Owner Advanced- (PSPO-A)
      • Professional Scrum with Kanban (PSK)
      • Professional Agile Leadership (PAL) Essentials
      • Professional Agile Leadership - Evidence Based Management (PAL-EBM)
      • Professional Scrum With User Experience (PSU)
      • Scaled Professional Scrum (SPS)
      • Professional Scrum Facilitation Skills
    • Khoá Học Coaching >
      • Solution Focused Coaching I
      • Solution Focused Coaching II
      • Mentor Coaching
    • Professional Facilitating
  • Dịch Vụ & Sản Phẩm
    • Sách - Thay Đổi Từ Tâm
    • Tư Vấn & Khai Vấn >
      • Tư vấn Agile cho doanh nghiệp
      • ​Tư vấn huấn luyện Scrum/ Agile cho đội nhóm/cá nhân.
      • Khai vấn (Coaching) cho cá nhân, đội nhóm
    • Quỹ Học Bổng Scrumviet
    • Scrum day Vietnam
    • Liberating Structures Vietnam
    • Scrum Game Giả Lập
    • Scrum Cards
  • Về ScrumViet
    • Triết lý giáo dục
    • PROFESSIONAL TRAINING NETWORK LÀ GÌ?
    • PROFESSIONAL SCRUM TRAINER là ai?
  • Blog
    • Scrum Framework
    • Scrum Values
    • Scrum Glossary
    • Nexus Framework
    • Scrum with Kanban
    • EVIDENCE BASED MANAGEMENT (EBM)
    • Sprint Retrospective formats
    • Radio Podcasts
  • Liên hệ

Scrumviet's BLOG

Blog

Persona và Proto-Persona là gì?

5/19/2021

Comments

 
Khi xây dựng một sản phẩm hay dịch vụ, thì trải nghiệm người dùng (User Experience, hay còn gọi là UX) là điều rất quan trọng. Vì khách hàng chỉ đánh giá cao sản phẩm của bạn khi họ có trải nghiệm tốt với sản phẩm đó. Vậy, những công cụ nào có thể giúp chúng ta ghi nhận và phân tích về khách hàng, người sử dụng sản phẩm/ dịch vụ? Hôm nay chúng ta sẽ đi qua hai công cụ: Persona và Proto-Persona, để phân biệt sự khác nhau giữa hai công cụ này và hiểu hơn về cách sử dụng chúng nhé.
Persona và Proto-Persona là gì?
Persona và Proto-Persona là gì?


​Persona là gì?

Persona là một công cụ giúp các nhóm phát triển sản phẩm, hoặc dịch vụ có thể định hình và chia sẻ hiểu biết của mình về người dùng và nhu cầu của họ. Công cụ này giúp cho nhóm trả lời được những câu hỏi về khách hàng của mình như: "họ là những ai?", "chúng ta đang xây dựng sản phẩm cho ai?", "nhu cầu/ khó khăn của họ là gì?".v.v

Persona được xây dựng trên cơ sở dữ liệu đã được nghiên cứu trong thời gian dài, và các bước để xây dựng Persona thường sẽ mất thời gian và nỗ lực của các bên.

Thường có 10 bước để xây dựng Persona:

  • Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng (Finding the Users)
  • Bước 2: Xây dựng những giả thuyết (Building a Hypothesis)
  • Bước 3: Xác minh (Verification)
  • Bước 4: Xem xét, phân tích các hình mẫu tương đồng (Finding Patterns)
  • Bước 5: Xây dựng Personas (Constructing Personas)
  • Bước 6: Xác định tình huống (Defining Situations)
  • Bước 7: Kiểm chứng (Validation and Buy-in)
  • Bước 8: Phổ biến, chia sẻ kiến thức (Dissemination of Knowledge)
  • Bước 9: Xây dựng những kịch bản, cách thức người dùng sử dụng sản phẩm dịch vụ (Creating Scenarios)
  • Bước 10: Tiếp tục xây dựng và phát triển (Ongoing Development)


Dưới đây là một mẫu Persona ví dụ:
Picture
Mẫu ví dụ về Persona - Nguồn sưu tầm

​
​Proto-Persona là gì?

Proto-Persona cũng như Persona, là một công cụ giúp nhóm phát triển hiểu hơn về người dùng. Nhưng điểm khác biệt ở đây là Proto-Persona không cần phải quá tập trung vào việc nghiên cứu người dùng một cách chi tiết. Proto-Persona còn được gọi là "Ad-hoc Persona". "Ad-hoc" ở đây có nghĩa là “Ngẫu hứng”, tức là khi bạn sử dụng Proto-Persona, những thông tin của khách hàng sẽ được thu thập bằng phần lớn là giả định, thông tin, dữ liệu hiện có, và những hiểu biết này sẽ được kiểm chứng, xây dựng và phát triển đi cùng với sự phát triển của sản phẩm đó.

Có nhiều cách để thu thập dữ liệu nhanh khi áp dụng Proto-Persona (như hội thảo khách hàng là một cách). Miễn là bạn hiểu được rằng những thông tin này chỉ là tạm thời, có khả năng sai lệch cao, và cần được kiểm chứng, phát triển, cập nhật theo chu kỳ phát triển sản phẩm qua việc học hỏi từ phản ứng của người dùng.

Dưới đây là một mẫu Proto-Persona


​Proto-persona có 3 phần:

  1. ​Trên cùng bên trái: tên và hình đại diện của khách hàng, và cách mà bạn định hình họ trong nhóm đối tượng nào.
  2. Trên cùng bên phải: Hành vi, và mối quan tâm, khó khăn của khách hàng có khả năng ảnh hưởng đến trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ.
  3. Bên dưới: Nhu cầu của người dùng, cách sản phẩm hay dịch vụ có thể giúp họ giải quyết vấn đề hay nhu cầu.

Scrumviet đã tạo sẵn một mẫu Proto-Persona trên Mural, bạn có thể copy về dùng lại cho team mình dễ dàng tại đây: bit.ly/33TNiub

Persona khác Proto-Persona thế nào?

Cả hai công cụ đều có sự tương đồng là giúp cho nhóm phát triển hiểu về người dùng. Nhưng có những sự khác biệt rõ rệt như sau:
​Persona
Proto-Persona
Đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tỉ mỉ và các giả định được xây dựng trên những dữ liệu thói quen lâu dài của người dùng.
Tập trung nhiều vào hiểu biết, giả định những gì bạn biết về người dùng trong hiện tại
Cách thức để xây dựng Persona sẽ nặng nề, và cần có nhiều bước rõ ràng để thực hiện. Cần nắm rõ phương thức mới có thể áp dụng.

Thay đổi khó, vì đòi hỏi phải có sự tuân thủ về cách bước.
Đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ cập nhật kể cả cho người không chuyên về UX.

Cho phép bạn nhiều cơ hội tương tác, và thay đổi nó dễ hơn theo chu kỳ phát triển của sản phẩm.
Mức độ đầu tư, công sức để xây dựng cao.
Mức độ đầu tư, công sức để xây dựng thấp.
Cũng vì những khác biệt trên, tôi thường hay gợi ý Proto-Persona cho các Scrum team. Vì tính chất dễ thay đổi của Proto-Persona hoàn toàn phù hợp với những vòng lặp liên tục (Sprint) của Scrum Framework.

Hi vọng qua bài viết này cũng đã ít nhiều giúp các bạn hiểu về Persona và Proto-Persona, và sự khác biệt giữa hai công cụ này. Qua đó, bạn có thể chọn cho mình công cụ phù hợp cho bối cảnh và nhu cầu của mình.
Comments
First Last

    Khoa Doan

    Author

    Name: Khoa Doan
    Bio: Khoa is one of 350 Professional Scrum Trainers (PST) of Scrum.org in the world and the first PST in Vietnam. He is ICF - Professional Certified Coach (PCC level).
    ​
    Besides that, Khoa is the Founder of Scrumviet - Professional Training Network (PTN) of Scrum.org. He is the host and organizer of Scrum day Vietnam.


    Email: [email protected]
    Khoa's profile on Scrum.org


    Thay Đổi Từ Tâm - Đoàn Tiến Khoa
    Mua sách

Scrum Việt Nam
Professional Training Network
Picture
Picture
Công Ty TNHH SCRUMVIET
Giấy phép kinh doanh số: 
0315775970
Email:
[email protected]  |  Phone: 0898.898.801
DMCA.com Protection Status
Xac nhan boi bo cong thuong - Scrumviet

More info:

- Khoá Học
- Dịch vụ & Sản Phẩm
- Về ScrumViet
- Scrum Day Vietnam
- ​Liberating Structures Vietnam
​- What our students say
- Chính Sách & Quy Định Chung
- FAQ
- Liên Hệ

Copyright © 2022, Scrumviet. All rights reserved.
  • Trang Chủ
  • Khoá Học
    • Khóa Học Scrum & Agile >
      • Applying Professional Scrum (APS)
      • Professional Scrum Master (PSM)
      • Professional Scrum Master II (PSM II)
      • Professional Scrum Master & Product Owner (PSMPO)
      • Professional Scrum Product Owner (PSPO)
      • Professional Scrum Product Owner Advanced- (PSPO-A)
      • Professional Scrum with Kanban (PSK)
      • Professional Agile Leadership (PAL) Essentials
      • Professional Agile Leadership - Evidence Based Management (PAL-EBM)
      • Professional Scrum With User Experience (PSU)
      • Scaled Professional Scrum (SPS)
      • Professional Scrum Facilitation Skills
    • Khoá Học Coaching >
      • Solution Focused Coaching I
      • Solution Focused Coaching II
      • Mentor Coaching
    • Professional Facilitating
  • Dịch Vụ & Sản Phẩm
    • Sách - Thay Đổi Từ Tâm
    • Tư Vấn & Khai Vấn >
      • Tư vấn Agile cho doanh nghiệp
      • ​Tư vấn huấn luyện Scrum/ Agile cho đội nhóm/cá nhân.
      • Khai vấn (Coaching) cho cá nhân, đội nhóm
    • Quỹ Học Bổng Scrumviet
    • Scrum day Vietnam
    • Liberating Structures Vietnam
    • Scrum Game Giả Lập
    • Scrum Cards
  • Về ScrumViet
    • Triết lý giáo dục
    • PROFESSIONAL TRAINING NETWORK LÀ GÌ?
    • PROFESSIONAL SCRUM TRAINER là ai?
  • Blog
    • Scrum Framework
    • Scrum Values
    • Scrum Glossary
    • Nexus Framework
    • Scrum with Kanban
    • EVIDENCE BASED MANAGEMENT (EBM)
    • Sprint Retrospective formats
    • Radio Podcasts
  • Liên hệ