Sprint là một trong năm event của Scrum, trong đó Sprint là trái tim của Scrum, tạo ra nhịp, vòng lặp phát triển sản phẩm để phát hành đến người dùng. Sprint có thể xem là một dự án, trong đó Sprint sẽ giới hạn rủi ro của dự án trong 1 tháng hoặc ít hơn.
Sprint nên có Time-box là không quá 30 ngày. Độ dài của Sprint được xác định bởi nhiều yếu tố như: Nhu cầu từ thị trường, khả năng hiện tại của Scrum team, mô hình kinh doanh hay bản thân của sản phẩm/ dịch vụ đó. Và nên được Scrum team quyết định sau khi đã cân nhắc tất cả những yếu tố lại cùng nhau. Vì Sprint được ví như là trái tim, và nhịp đập của nó sẽ tạo ra sự cân bằng cho Scrum team trong quá trình học hỏi và phát triển sản phẩm. Nên độ dài của Sprint cũng nên được cân nhắc và ít thay đổi nhất có thể. Vì khi thay đổi liên tục độ dài của Sprint sẽ ảnh hưởng đến năng suất của Scrum Team cũng như sản phẩm. Điều này giống như cơ thể chúng ta thay đổi nhịp tim liên tục lúc thấp lúc cao vậy. Bạn có thể tìm hiểu thêm về độ dài của Sprint qua bài viết: Độ dài của Sprint, và những sai lầm nên tránh. Sprint là event đặc biệt duy nhất chứa bốn events khác của Scrum Framework. Sprint chứa: Trong Sprint, Sprint Goal là không thay đổi. Sprint sẽ được hủy nếu Sprint Goal của Sprint đó không còn phù hợp nữa (Ví dụ: nhu cầu thị trường thay đổi). Chỉ duy nhất Product Owner là người có quyền quyết định hủy Sprint hay không. Sprint Goal sẽ được Scrum team tạo ra trong Sprint Planning. Developer có trách nhiệm phát triển sản phẩm và deliver Done Increment vào cuối Sprint. Sprint tiếp theo sẽ bắt đầu ngay khi Sprint hiện tại kết thúc. Không có Sprint 0, Design Sprint hay Hardening Sprint. Đây là những hiểu lầm của rất nhiều người lâu nay. Mời bạn xem qua video phân tích về những loại Sprint này: |