Vài năm trước, tôi thường nghe thấy mọi người nói về việc: Scrum chỉ dành cho những dự án phần mềm và sản phẩm phần mềm. Điều này thực sự không thể tránh khỏi, khi ban đầu, Ken và Jeff xây dựng Scrum như một phương thức làm việc mới, thích hợp hơn cho lĩnh vực phát triển những sản phẩm phần mềm. Nhưng việc đó chỉ đúng vào những năm về trước.
Ngày nay, tôi ngày càng nghe nói nhiều hơn từ những người hay những tổ chức đã thành công trong việc áp dụng Scrum vào môi trường không phải là phần mềm. Mỗi lần nghe thấy những thông tin như vậy, càng khiến tôi tin vào tương lai của Scrum. Chính nó (Scrum), sẽ vươn xa ra khỏi môi trường phát triển phần mềm, và tiếp cận với một hướng rộng hơn, nói cách khác là có thể ứng dụng cho đa ngành nghề. Miễn là ngành nghề hay môi trường đó chứa đựng sự phức tạp, khó đoán và khó nắm bắt. Vì sao lại như vậy? Vì hai lý do dưới đây: 1. Tính Phức Tạp từ sự Cạnh Tranh và Khó Đoán của Thị trường. Scrum được xây dựng trên “Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm”, ban đầu là để giải quyết sự phức tạp và khó nắm bắt trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Nhưng ngày nay, càng nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác, cũng càng trở nên phức tạp và khó nắm bắt như vậy. Khi mà những đối thủ cạnh tranh của bạn không bao giờ ngủ, và những điều mập mờ khó đoán trước về thị trường hay thị hiếu người dùng thay đổi liên tục làm ảnh hưởng chính đến sự sống còn doanh nghiệp của bạn. Hay miếng bánh thị phần ngày càng hẹp vì có những đối thủ kinh doanh mới, tuy nhỏ nhưng nhanh nhẹn, và những đối thủ đó đang từng ngày chiếm những thị phần mới, khiến bạn phải thay đổi. Chính những môi trường này luôn chứa đựng những rủi ro về Thị trường/ Thị hiếu, và yếu tố con người luôn khó nắm bắt. Nơi mà Scrum có thể giúp cho doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro khi tìm kiếm những giá trị mới để chiếm lĩnh thị trường và chuyển mình trở nên năng động hơn đối thủ. Bằng chứng là, ngày càng nhiều mối quan tâm về Scrum đến từ những công ty hay tổ chức không có liên quan gì đến phát triển phần mềm nhưng vẫn áp dụng Scrum và thành công như giáo dục (Eduscrum.com), sức khoẻ, marketing v.v. 2. Phần mềm (Software) đang ăn thế giới. Đó là tựa một bài báo được đăng trên tạp chí Phố Wall vào ngày 20 tháng 8 năm 2011. Bài báo được tóm gọn là, ngày càng nhiều những phương thức kinh doanh truyền thống chuyển dần sang công nghệ phần mềm, hay được xây dựng trên phần mềm. Nhà bán sách lớn nhất thế giới bây giờ là Amazon, chứ không phải là một hãng báo hay sách giấy nào. Hay câu chuyện về Pixar minh chứng cho việc Phần mềm len lõi vào những lĩnh vực kinh doanh truyền thống và biến đổi nó (đọc thêm: https://en.wikipedia.org/wiki/Creativity,_Inc.). Vậy quyết định lên cho kịp chuyến tàu không nghệ, hay giữ lại những thứ cũ kỹ là quyết định của mỗi doanh nghiệp. Nhưng bài học của Kodak luôn được nhắc tới làm bài học cho sự chậm trễ thay đổi. Từ lý do này, các công ty truyền thống đang kiếm cho mình tấm vé đi đến tương lai, tìm kiếm thị phần mới trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng chuyển mình là không đơn giản, vì vậy Scrum hơn lúc nào hết trở thành một framework hữu ích, giúp cho những doanh nghiệp từng bước có những bước nhảy vọt trong thời đại mới này. Một dẫn chứng cụ thể là trong thống kê: Scrum Master Trends Report 2019 cho thấy chỉ 33% người tham gia report đang làm trong môi trường áp dụng Scrum là phần mềm hoặc Internet, còn lại chia đều cho 16% là tài chính bảo hiểm, 10% là dịch vụ tư vấn, 7% là kỹ thuật và công nghệ. Quan trọng hơn là trong report này thể hiện ngày càng có nhiều ngành nghề khác đang dần quan tâm nhiều hơn đến Scrum. Kết Luận Với những lý do trên, tôi càng chắc chắn hơn về tương lai của Scrum, sẽ vượt ra khỏi lý do nó được tạo ra và trở thành một kim chỉ nam cho những doanh nghiệp, đội nhóm đang tìm kiếm một phương thức để tạo sự khác biệt trong những bối cảnh ngày càng phức tạp hay khó đoán. |