Giữa những năm 1990 - Harvard Business School đã tài trợ cho nghiên cứu của Anita L. Tucker và Amy C. Edmondson; ở đó nhóm nghiên cứu quan sát, phỏng vấn các lãnh đạo và thành viên của nhóm về tần suất mắc lỗi/ sai lầm xảy ra trong một khoản thời gian nhất định. Nghiên cứu cho thấy những đội có mối quan hệ TỐT giữa các thành viên và quản lý thường có tần suất mắc lỗi cao hơn gấp 10 lần những đội mà mối quan hệ giữa các thành viên và quản lý KHÔNG TỐT! Điều này thật thú vị.
Nhưng một thông số thú vị khác thể hiện rằng, lý do những nhóm có mối quan hệ tốt sỡ dĩ có tần suất mắc lỗi cao là vì, họ không ngại hay lo sợ chia sẻ rằng họ đã mắc lỗi với lãnh đạo và đồng nghiệp của mình. Trong nhóm đó lỗi lầm là điều được khuyến khích chia sẻ và ngay lập tức được khắc phục nhanh chóng bởi cá nhân hay nhóm đó. Còn những nhóm ít mắc lỗi hơn họ đã chia sẻ rằng, lỗi và sai lầm là điều không được bỏ qua, khiển trách hay thậm chí mất việc là điều họ sẽ nhận nếu có lỗi lầm xảy ra. Bạn biết chuyện gì sẽ xảy ra trong nhóm có mối gắn kết/ quan hệ kém rồi đấy, họ sẽ giấu lỗi lầm đi, tìm mọi cách sửa nó bởi chính họ, và chia sẻ ra những điều “hoàn hảo” (giả tạo). Vì vậy tần suất lỗi không ít hơn nhưng chúng đã được che giấu đi nhiều hơn! Việc này tác động rất lớn đến tính minh bạch và giảm đi rất nhiều khả năng nhận biết và học hỏi chung của cả nhóm. Một tổ chức không được xây dựng để tạo cơ hội cho sự cải tiến, mà trách phạt hay khiển trách nhân viên khi họ mắc lỗi, chẳng những không giúp giải quyết được vấn đề, mà còn tạo ra văn hoá hành vi, nhân viên sẽ cố gắng giả tạo rằng không có lỗi lầm nào. Rồi hằng ngày nhân viên đó lại phải lặp đi lặp lại, đối mặt, sửa và che giấu nó. Dần dà, người nhân viên đánh mất nhiệt huyết và không còn muốn cống hiến cho công việc đó nữa. Bạn biết đấy, thay vì vậy, việc nhận biết được vấn đề và giải quyết nó nhanh chóng, sau đó chia sẻ nó với mọi người, không chỉ giúp cho nhóm bạn xác định và tránh lặp lại vấn đề đó, mà đôi lúc qua một team, nhóm bạn còn có sáng kiến cùng nhau để có giải pháp cải thiện tốt hơn về sau. Từ đó khả năng và kỹ năng/ kiến thức của nhóm ngày càng tăng lên. Điều này khiến cho ngọn lửa nhiệt huyết và mong muốn cống hiến của bạn cháy mãi. Dựa trên nghiên cứu của Anita L. Tucker và Amy C. Edmondson cho thấy 4 nét đặc trưng được thể hiện rõ khi một team không ngại chia sẻ những điều đang diễn ra dù là lỗi lầm hay kinh nghiệm qua đó học hỏi cùng nhau phát triển. (hình trên)
Để team của bạn có và nuôi dưỡng 4 nét đặc trưng này, có rất nhiều cách, và một trong số đó, Scrum là một framework có thể giúp bạn. Chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức hiện tại -> Cùng nhau phân tích -> đưa ra giải pháp hoặc làm tốt hơn trong tương lai. Quá trình này chúng ta còn gọi điều này là Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm. Scrum framework được xây dựng dựa trên Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm. Đó là một trong những lý do, Developer là một team Self-organize (tự quản), và Scrum như một căn nhà. Trong căn nhà đó, các thành viên sẽ sống trong đó an toàn và nuôi dưỡng những giá trị (Scrum values), văn hoá, nơi khuyến khích họ chia sẻ cởi mở với nhau những điều còn có thể làm tốt hơn, cùng nhìn nhận và học hỏi lẫn nhau. Trong căn nhà đó không có chỗ cho nỗi sợ, cho sự trừng phạt khi ai đó làm sai. Tôi nhớ rằng Ken Schwaber từng nói: "Scrum is like your mother-in-law, it points out ALL your faults." Bạn biết tại sao rồi phải không nào? Scrum on! NOTE: Scrum guide 2020, đã được phát hành, trong phiên bản này có nhiều thay đổi, trong số đó là Development team bây giờ sẽ là Developer, bài biết trên đã được thay đổi và update ngày 18 tháng 11 năm 2020 để phù hợp với Scrum guide mới. |