Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần đi qua hai định nghĩa: Team và Self-Organizing.
Team là gì? Team là một nhóm bao gồm những cá nhân làm việc cùng nhau để hoàn thành một công việc nào đó. Đây là một nhu cầu tự nhiên, khi những cá nhân cảm thấy không thể giải quyết công việc một mình. Self-Organizing là gì? Self-Organizing là tính tự tổ chức. Một nhóm hay cá thể trong tổng thể được gọi là có tính tự tổ chức, khi nhóm hay cá thể đó có thể tự vận hành, kiểm tra và thích nghi với hoàn cảnh đang đối mặt. Tính tự tổ chức không phải là mới, hay được con người sáng tạo nên. Mà nó hình thành một cách hiển nhiên trong quá trình sự sống hình thành và tồn tại: Sự hoạt động của các tế bào bạch cầu trong cơ thể của chúng ta là một minh chứng. Chúng tự tổ chức và hoạt động một cách độc lập nhất định với não bộ, chúng kiểm tra và thích nghi với sự tiến hoá của vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt. Trong lịch sử, Self-Organizing ứng dụng trong team work cũng không phải là mới. Nhiều nghiên cứu cho rằng việc một nhóm, có khả năng tự quản (Self-Organizing) sẽ có được khả năng thích ứng nhanh, cơ hội có năng suất và sáng tạo cao hơn những nhóm không được. Từ những năm 1938 - Chester Barnard đã đưa lên lập luận của mình rằng, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, thì các doanh nghiệp cần trao cho nhân viên của họ: mục tiêu rõ ràng và khả năng cộng tác tốt nhất giữa các cá nhân để hoàn thành mục tiêu đó. Năm 1943 - Abraham Maslow đề cập đến “Self-Actualization”, như là nhu cầu cao nhất của con người. Trong quyển sách xuất bản vào năm 2009 của mình - Daniel Pink đã nói về Motivation 3.0 - trong đó đề cập con người sẽ hứng thú, đóng góp khả năng của mình nhiều hơn, và kích thích sáng tạo hơn, nếu họ được trao quyền (Autonomy). Hay rõ hơn hết là vào năm 1986 - Self-Organizing được đề cập đến như là nhân tố giúp cho đội nhóm có thể tạo ra những chuyển biến thần tốc trong “The new new product development game” được viết bởi - Hirotaka Takeuchi và Ikujiro Nonaka. Vì sao Scrum team cần Self-Organizing? Sự thay đổi liên tục từ thị trường và đối thủ là tác nhân chính khiến cho cách quản lý cũ (quản lý tiến độ hay tốc độ công việc dựa trên Gantt chart, report...) là không đủ để mang lại thành công. Thay vào đó đo lường giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng (mức độ hài lòng và không hài lòng) bằng Done increment, qua một vòng lặp ngắn (Sprint) mới là chìa khóa then chốt (đọc thêm: Input, Output và Outcome tại sao lại quan trọng?). Scrum được xây dựng để giúp cho doanh nghiệp hay đội nhóm có thể deliver được đúng giá trị sản phẩm đến khách hàng của mình trong một bối cảnh phức tạp nhanh chóng và liên tục. Chủ nghĩa kinh nghiệm giúp Scrum có thể làm lộ rõ ra những vấn đề mà đội Scrum đang gặp phải, từ đó có thể kiểm tra/ tìm hiểu và đưa ra giải pháp một cách nhanh nhất (bao gồm những vấn đề nội tại trong việc phát triển sản phẩm, cho đến việc xác định đúng nhu cầu người dùng để deliver đúng giá trị họ cần). Để đảm bảo cho việc đó, hơn nữa, để tránh việc lãng phí từ mô hình phân cấp trong cách quản lý cũ, chúng ta nên tạo ra những giá trị dưới đây cho team:
Từ đó, Self-Organize Scrum Team có thể phát huy mạnh mẽ giá trị của từng cá nhân, sự sáng tạo, cộng tác làm việc cùng nhau. Họ sẽ tự kiểm tra và lên kế hoạch cũng như thay đổi chúng để thích ứng một cách nhanh nhất với nhu cầu và môi trường xung quanh, để hoàn thành mục tiêu. Kết Luận Tổng quan hơn, Self-Organizing mang lại giá trị giúp cho từng cá nhân và Scrum Team có thể làm việc với động lực cao nhất, phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong bối cảnh cho phép:
Như Scrum Guide đã đề cập: Scrum Teams are self-organizing and cross-functional. Self-organizing teams choose how best to accomplish their work, rather than being directed by others outside the team. Scrum on! |