Ikigai trong tiếng Nhật nghĩa là "lý do để sống". Trong đó “Iki” là “sống”, và “gai” là “lý do”. Giải thích một cách gần gũi hơn, nếu bạn quan sát những người xung quanh và chính bản thân bạn: công việc bạn đang làm và sở thích cá nhân của bạn có liên quan đến nhau không? Có những người nhìn thấy công việc của họ đang làm, đang cống hiến là có giá trị và mang lại ý nghĩa rất lớn với họ. Cũng có người xem công việc chỉ là phương tiện để kiếm thu nhập, để nuôi sống bản thân, gia đình. Và họ có những đam mê, theo đuổi những sở thích cá nhân khác (ví dụ: niềm đam mê sưu tập đồ cổ, xe, hay nuôi nhiều thú cưng chẳng hạn).
Bạn có tự hỏi vì sao ý nghĩa cuộc sống của mỗi người lại khác nhau? Vậy ý nghĩa cuộc sống của mỗi người là gì?
Tôi đã từng đặt ra câu hỏi này nhiều năm trước, và nhận thấy rằng, mỗi con người của chúng ta là một bản thể hoàn mỹ và duy nhất của tạo hoá. Chúng ta sinh ra với những mối quan tâm, văn hoá, sự dạy dỗ và sở thích khác nhau, có những khả năng và năng lực khác nhau. Chính vì vậy chúng ra sẽ có những quan điểm cũng khác nhau.
Chính vì sự khác biệt này, bạn sẽ thấy được sẽ có nhiều người không yêu thích công việc hiện tại của mình, và xem nó chỉ là bước đệm cho mong ước tương lai, để đạt được ước mơ của họ. Nói đến đây có vẻ không có vấn đề gì khi chúng ta theo đuổi giấc mơ của mình cả. Nhưng thực sự điều đó có mang lại hạnh phúc thực sự không? Hay theo đuổi ước mơ thôi có đủ làm cho bạn có được hạnh phúc trọn vẹn? Cuộc sống của chúng ta vô cùng ngắn ngủi? Và xã hội luôn thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước rất nhanh. Rồi địa vị và tiền bạc có thực sự mang lại hay trả lời được ý nghĩa cuộc sống của mỗi chúng ta không? Hay chỉ mang đến cho chúng ta sự áp lực, gánh nặng, và dần dẫn chúng ta đến sự vô cảm? Nếu bạn quan sát hình trên, bạn sẽ thấy rõ bốn góc tròn lớn thể hiện bốn vùng về:
Đến đây bạn sẽ dễ dàng liên kết các góc lại với nhau: Nếu bạn làm việc bạn yêu thích, và điều đó cũng là điều bạn giỏi, nhưng bạn không được trả công, và đó cũng là điều mà xã hội không cần. Thì góc độ này chỉ mới dừng lại ở việc làm vì đam mê. Nhưng nếu bạn được trả công cho chính công việc đó, có thể bạn sẽ thỏa mãn ở mức độ nào đó, nhưng bạn sẽ vẫn cảm thấy nó không phải là điều hữu ích cho xã hội. Nhưng nếu bạn đạt được góc cuối cùng là điều đó cũng mang lại giá trị cho xã hội, nó được xã hội cần đến và công nhận, thì đây mới chính là Ikigai mà con người luôn mơ ước. Ikigai sẽ giúp bạn nhìn lại rõ hơn, ý nghĩa cuộc sống của chúng ta là gì, điều gì còn thiếu trong mảnh ghép đó. Công việc bạn đang làm có phải là niềm đam mê của bạn chưa? Bạn có đang giỏi trong lĩnh vực đó chưa? Bạn có được trả đúng công sức mình bỏ ra cho công việc đó không? Và chính công việc đó có mang lại giá trị cho xã hội hay không? Nhiều nghiên cứu cho rằng, con người sẽ hạnh phúc nhiều hơn nếu họ đạt được Ikigai, tức là họ trả lời được lý do để sống, họ là ai? Yêu thích và cống hiến cho điều gì? Điều đó có mang lại giá trị cho xã hội và có nhận được mức chi trả đúng bởi chính công việc yêu thích đó không. Ikigai với góc độ của một lãnh đạo hay doanh nghiệp
Hiểu được Ikigai không chỉ quan trọng cho mỗi cá nhân, nhưng nó cũng rất quan trọng cho doanh nghiệp và lãnh đạo. Thử nghĩ, chính doanh nghiệp đã tốn không biết bao nhiêu công sức và tiền của chỉ để giúp nhân viên của mình có thể phát huy hết khả năng của họ. Nhưng kết quả mang về lại không khả quan.
Có nhiều lý do, nhưng tôi nhận thấy, đa phần các tổ chức đang gặp khó khăn trong việc khai mở khả năng tốt nhất của nhân viên là vì, chính nhân viên không tìm thấy được giá trị và niềm vui trong công việc. Đa phần những cách quản lý, quy trình để giúp cho một tổ chức giảm thiểu rủi ro, nhưng nó lại giết chết sáng tạo, và dần đưa con người vào một khuôn khổ, xem họ như một công cụ hay một bánh răng trong hệ thống. Những tổ chức vẫn theo đuổi phương pháp đó dần đang bị lùi lại phía sau, để chỗ cho những tổ chức với cách nhìn mới, cách làm việc mới, sáng tạo và linh hoạt hơn (more agile). Họ xem trọng sự khác biệt giữa các cá nhân, xem trọng nhân viên, và tập trung làm sao để giúp cá nhân hay nhóm có thể làm việc hiệu quả. Lúc này vai trò người quản lý (manager) đã thay đổi, họ trở thành những Leader, hay thậm chí là Servant leader. Vai trò của nhóm, và cá nhân được trao quyền nhiều hơn, họ được tự quản, tự do sáng tạo để mang lại lợi ích cho người dùng hơn. Và dĩ nhiên, khi người dùng hài lòng, tổ chức đó sẽ thành công hơn. Thay vì chỉ tập trung thu hút nhân tài bằng việc trả lương thật cao và hấp dẫn (bạn nên nhớ công ty đối thủ cũng sẽ làm như vậy), nhưng nếu chỉ có vậy sau đó năng suất và sự cống hiến của cá nhân đó cũng sẽ giảm theo thời gian. Ở đây bạn sẽ thấy lương là một góc độ không thể bỏ qua trong Ikigai (nó phải cạnh tranh với thị trường), nhưng ba góc còn lại sẽ là điều khiến bạn khác biệt và khai mở được khả năng của nhân viên. Vậy hiểu được Ikigai, tức bạn sẽ hiểu được làm thế nào để tìm kiếm một người phù hợp với tổ chức/ nhóm. Qua đó mang lại sự tương hỗ, giúp cho nhân viên tìm thấy được Ikigai trong chính công việc, và yêu thích công việc mà mình đang cống hiến. Hay làm thế nào đánh thức được khả năng tiềm ẩn bên trong chính nhân viên/ thành viên trong nhóm của mình. Đó chính là nghệ thuật lãnh đạo. |