Scrum Viet
  • Trang Chủ
  • Khóa Học
    • Applying Professional Scrum (APS)
    • Professional Scrum Master (PSM)
    • Professional Scrum Master II (PSM II)
    • Khoá Học Professional Scrum Product Owner
    • Professional Scrum with Kanban (PSK)
    • Professional Agile Leadership (PAL) Essentials
    • Professional Scrum With User Experience
    • Khoá Học Scaled Professional Scrum (SPS)
  • Dịch Vụ & Sản Phẩm
    • Tư Vấn >
      • Tư vấn Agile cho doanh nghiệp
      • Team & Personal Coaching
    • Quỹ Học Bổng Scrumviet
    • Scrum day Vietnam
    • Liberating Structures Vietnam
    • Scrum Game Giả Lập
  • Về ScrumViet
    • PROFESSIONAL TRAINING NETWORK LÀ GÌ?
    • PROFESSIONAL SCRUM TRAINER là ai?
  • Blog
    • Scrum Framework
    • Scrum Values
    • Scrum Glossary
    • Nexus Framework
    • Scrum with Kanban
    • EVIDENCE BASED MANAGEMENT (EBM)
    • Radio Podcasts
  • Liên hệ

Scrumviet's BLOG

Blog

Categories

All
Agile
Coaching
Empiricism
EVIDENCE BASED MANAGEMENT
Liberating Structure
Nexus
Product Backlog
Product Development
Product Owner
Retrospective
Scale Team
Scrum
Scrum Anti Patterns
Scrum Class
Scrum Cơ Bản
Scrum Game
Scrum Master
Scrum Values
Scrum With Kanban

Archives

December 2020
November 2020
October 2020
September 2020
August 2020
July 2020
June 2020
May 2020
April 2020
March 2020
February 2020
January 2020
December 2019
November 2019
October 2019
September 2019
August 2019
July 2019
June 2019
May 2019
April 2019
March 2019
February 2019

Thời đại của Agile, và hướng chuyển mình của doanh nghiệp

12/29/2019

 
Trong thời đại V.U.C.A, mọi thứ trở nên hỗn loạn, khó lường hơn. Nơi kiến thức của ngày hôm qua đã không còn đúng vào hôm nay nữa. Sự cạnh tranh trở nên ngày càng khốc liệt, và công nghệ đã góp phần lớn dẫn dắt sự thay đổi khó lường này. Bạn dễ tìm thấy ví dụ như một hãng Taxi truyền thống sẽ không thể ngờ được, miếng bánh thị phần sẽ rơi vào tay của một hãng Taxi công nghệ, mặc dù họ không cùng ngành nghề với nhau. (Grab và Uber)

Trong kỷ nguyên này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi để trở nên linh hoạt hơn, họ không thể dùng mãi một công thức là kinh nghiệm để chiến thắng hay nắm phần thắng trong tương lai nữa. Mà họ cần một phương thức mới, giúp họ có thể nhanh chóng ra quyết định và thay đổi theo nhu cầu của thị trường một cách nhanh nhất, và Agile là chìa khoá. Nhưng làm thế nào để thay đổi?
Picture
Khách hàng là thượng đế, sản phẩm hay dịch vụ bạn làm ra là dành cho khách hàng. Nếu nó không giúp hay mang lại giá trị hữu ích cho khách hàng, họ sẽ không muốn sử dụng nó nữa. Đó là quy luật của cung và cầu. Điều này là luôn đúng và không thay đổi dù trong thời đại nào. Customer focus luôn là chìa khoá thành công cho mọi doanh nghiệp.

Nhưng, khi thị trường đang ngày càng hỗn loạn và thị hiếu người dùng dễ bị lôi kéo bởi công nghệ, thông tin và nhiều đối thủ cạnh tranh khác, thì nhu cầu của người dùng sẽ biến đổi nhanh chóng và vô cùng khó nắm bắt. Lúc này, bạn cần một chiếc cầu, một kênh giao tiếp để có thể nói chuyện và trao đổi với khách hàng, hay với chính những người dùng sản phẩm của mình một cách liên tục. Qua đó, bạn hiểu được cảm nhận, khó khăn và nhu cầu thực tế từ "thượng đế" của mình. Từ đó có định hướng và thay đổi, đáp ứng được nhu cầu đó một cách nhanh chóng. Từ kênh "Giao Tiếp Hai Chiều" này và cách bạn đáp ứng lại người dùng một cách nhanh chóng, bạn có thể giữ chân được người dùng, gia tăng niềm vui của khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm.

Đây chính là lý do vì sao Agile ngày càng được nhiều người nhắc đến. Bởi chúng hỗ trợ tư duy mới và phương thức làm việc mới, nơi đề cao việc nhanh chóng phát hành sản phẩm (Working product/ Working software) có thể sử dụng được bởi người dùng ra thị trường, kiểm chứng và thu thập cảm nhận của người dùng (Customer collaboration), sau đó điều chỉnh và phát huy giá trị sản phẩm dựa trên thông tin thu thập được từ người dùng (Responding to change). Và hơn hết vòng lặp này được xây dựng dựa trên những cá nhân cùng làm việc với nhau (Individuals and interactions) để phát hành sản phẩm tốt và nhanh nhất ra thị trường.

Làm sao để chuyển mình sang Agile?

Bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng khó khăn và đòi hỏi sự chuẩn bị thật kỹ càng. Việc hấp tấp và áp dụng những mô hình đã thành công bởi những tổ chức khác luôn có mối nguy hại tiềm ẩn. Bởi đơn giản, tốt cho họ chưa chắc là tốt cho mình. Mỗi công ty hay đội nhóm luôn có những văn hoá, sản phẩm, và con người với khả năng khác nhau. Nên việc áp dụng và xem những mô hình thành công đó là mặc nhiên sẽ thành công cho tổ chức mình là một sai lầm nguy hiểm.

Chính vì lẽ đó, bạn phải hiểu được rõ tại sao phải thay đổi, và có được chiến lược cụ thể cho riêng mình. Nhưng dù chiến lược thế nào, nó phải được xây dựng xoay quanh 3 điểm chính yếu dưới đây:
Picture
Transformation Model

1. Con người: Như đã đề cập ở trên, con người luôn là cốt lõi và trong sự chuyển đổi cũng vậy. Từng cá nhân trong tổ chức phải ý thức và hiểu được giá trị của việc cần phải thay đổi. Các cá nhân này cũng phải được đào tạo và trang bị những kỹ năng mới cần thiết cho các thức làm việc mới.

2. Cách thức/ phương thức làm việc mới: Bạn phải tìm ra được con đường của mình, cách thức phù hợp nhất với tổ chức của mình. Agile chỉ là một tư duy, làm sao để áp dụng và tổ chức của bạn thể hiện được tư duy đó trong cách làm việc mới mới chính là điều cốt lõi. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, thì Scrum có thể giúp bạn, Scrum giúp cho đội nhóm khai mở và tạo ra một môi trường Agile. Vì sao? Bạn có thể tìm hiểu thêm trong nhiều bài viết khác của tôi về Scrum tại đây:
  • Đo lường Time-to-Market với chủ nghĩa kinh nghiệm
  • Scrum nghệ thuật của việc ra quyết định.
  • Artifacts trong Scrum là gì?
  • Input, Output và Outcome

3. Công cụ hay công nghệ: có rất nhiều công cụ hay công nghệ mà bạn có thể áp dụng. Tôi xin phép không liệt kê ra tại đây. Vì dùng công cụ gì, hay như thế nào còn phụ thuộc vào con người hiện có và cách làm việc mới mà bạn đang muốn áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Nhưng nếu bạn muốn có sự tư vấn hỗ trợ, đừng ngần ngại gửi email trực tiếp đến tôi, tôi sẽ cố gắng hỗ trợ bạn: [email protected]

​Sự chuyển đổi sang Agile hay bất cứ phương thức nào không phải là việc có thể hoàn thành trong một ngày, đó là một chuyến hành trình. Vì vậy, đừng vội vàng và hãy chuẩn bị thật tốt. Con đường dài và sẽ chông gai, nhưng phần thưởng sẽ vô cùng lớn, nên việc có đáp lại tiếng gọi trên con tàu Agile này hay không là do bạn quyết định.
    Picture

    Author

    Name: Khoa Doan
    Bio: Khoa is one of 300 Professional Scrum Trainers in the world, and First PST in Vietnam.
    ​

    Khoa is the Founder of Scrumviet - Professional Training Network (PTN) of Scrum.org. He is the host and organizer of Scrum day Vietnam.

    Email: [email protected]
    Khoa's profile on Scrum.org

    View my profile on LinkedIn

Scrum Việt Nam
Professional Training Network
Picture
Công Ty TNHH SCRUMVIET
Giấy phép kinh doanh số: 
0315775970
Email:
[email protected]  |  Phone: 0898.898.801
DMCA.com Protection Status
Picture

More info:

- Khoá Học
- Service and Product
- About ScrumViet
- Scrum Day Vietnam
- ​Liberating Structures Vietnam
​- What our students say
- Chính Sách & Quy Định Chung
- FAQ
- Liên Hệ

Copyright © 2021, Scrumviet. All rights reserved.
  • Trang Chủ
  • Khóa Học
    • Applying Professional Scrum (APS)
    • Professional Scrum Master (PSM)
    • Professional Scrum Master II (PSM II)
    • Khoá Học Professional Scrum Product Owner
    • Professional Scrum with Kanban (PSK)
    • Professional Agile Leadership (PAL) Essentials
    • Professional Scrum With User Experience
    • Khoá Học Scaled Professional Scrum (SPS)
  • Dịch Vụ & Sản Phẩm
    • Tư Vấn >
      • Tư vấn Agile cho doanh nghiệp
      • Team & Personal Coaching
    • Quỹ Học Bổng Scrumviet
    • Scrum day Vietnam
    • Liberating Structures Vietnam
    • Scrum Game Giả Lập
  • Về ScrumViet
    • PROFESSIONAL TRAINING NETWORK LÀ GÌ?
    • PROFESSIONAL SCRUM TRAINER là ai?
  • Blog
    • Scrum Framework
    • Scrum Values
    • Scrum Glossary
    • Nexus Framework
    • Scrum with Kanban
    • EVIDENCE BASED MANAGEMENT (EBM)
    • Radio Podcasts
  • Liên hệ