Scrum Viet
  • Trang Chủ
  • Khóa Học
    • Applying Professional Scrum (APS)
    • Professional Scrum Master (PSM)
    • Professional Scrum Master II (PSM II)
    • Khoá Học Professional Scrum Master & Product Owner (PSMPO)
    • Professional Scrum Product Owner (PSPO)
    • Professional Scrum with Kanban (PSK)
    • Professional Agile Leadership (PAL) Essentials
    • Professional Scrum With User Experience (PSU)
    • Scaled Professional Scrum (SPS)
  • Dịch Vụ & Sản Phẩm
    • Tư Vấn >
      • Tư vấn Agile cho doanh nghiệp
      • Team & Personal Coaching
    • Quỹ Học Bổng Scrumviet
    • Scrum day Vietnam
    • Liberating Structures Vietnam
    • Scrum Game Giả Lập
  • Về ScrumViet
    • PROFESSIONAL TRAINING NETWORK LÀ GÌ?
    • PROFESSIONAL SCRUM TRAINER là ai?
  • Blog
    • Scrum Framework
    • Scrum Values
    • Scrum Glossary
    • Nexus Framework
    • Scrum with Kanban
    • EVIDENCE BASED MANAGEMENT (EBM)
    • Sprint Retrospective formats
    • Radio Podcasts
  • Liên hệ

Scrumviet's BLOG

Blog

Categories

All
Agile
Coaching
Empiricism
EVIDENCE BASED MANAGEMENT
Liberating Structure
Nexus
Product Backlog
Product Development
Product Owner
Retrospective
Scale Team
Scrum
Scrum Anti Patterns
Scrum Class
Scrum Cơ Bản
Scrum Game
Scrum Master
Scrum Values
Scrum With Kanban
Sprint Review

Archives

April 2021
March 2021
February 2021
January 2021
December 2020
November 2020
October 2020
September 2020
August 2020
July 2020
June 2020
May 2020
April 2020
March 2020
February 2020
January 2020
December 2019
November 2019
October 2019
September 2019
August 2019
July 2019
June 2019
May 2019
April 2019
March 2019
February 2019

Scrum Master là ai? Làm thế nào để trở thành Scrum Master giỏi?

5/4/2019

Comments

 
(Bài viết này tôi xin giữ lại một số thuật ngữ tiếng Anh, vì khi dùng những thuật ngữ này ở tiếng Việt sẽ không còn đủ ý của nó nữa.)
​
Scrum Master là ai?

​
Scrum Framework định nghĩa ba vai trò chính: Scrum Master, Product Owner và Developer. Trong đó, Scrum Master là một vai trò trung tâm kết nối, giúp cho Scrum được hiểu rõ và thực hành một cách đúng đắn bởi Scrum Team, đồng thời phát huy tối đa giá trị của Scrum trong Scrum Team và cũng như trong Tổ Chức.

Scrum Guide đề cập rõ vai trò của Scrum Master phải phục vụ: Scrum Team, Product Owner và Tổ Chức.
Picture
Trong bản Scrum guide 2020, Ken và Jeff đã thay đổi Servant Leader thành True Leader, chính xác nguyên văn trong Scrum guide như sau
Scrum Masters are true leaders who serve the Scrum Team and the larger organization.
Với tôi, nghĩa của True Leader này rộng hơn và vẫn bao hàm việc Scrum Master là Servant Leader! nên bên dưới những dòng giải thích về vai trò Servant Leader tôi vẫn giữ lại. Việc thay đổi này giúp cho vai trò của Scrum Master ít bị hiểu lầm hơn và có nhiều sự tinh động hơn để Scrum Master có thể phục vụ Scrum team và tổ chức mà thôi. Tôi sẽ có một bài blog khác phân tích kỹ hơn và nghĩa của từ True Leader. Nhưng cơ bản, không có gì thay đổi về vai trò của Scrum Master cả -> Scrum Master có trách nhiệm phải "Phục Vụ" Scrum Team và tổ chức.
Ngắn gọn: Scrum Master là một Servant Leader (Người lãnh đạo đầy tớ), một người quản lý (Manager). Quản lý ở đây không có nghĩa là quản lý con người mà là quản lý Scrum, quản lý cách giúp cho Scrum Team và Tổ Chức có thể áp dụng Scrum đúng và nhận được giá trị cao nhất từ Scrum.

Định nghĩa về Servant Leader không mới, không phải sinh ra bởi Scrum và cũng không chỉ dành riêng cho Scrum. Trong lịch sử con người, những nhà lãnh đạo theo kiểu Servant Leader và triết lý về nó đã có từ rất lâu đời. Jesus (trong Kinh Thánh Tân Ước) là một ví dụ điển hình nhất về một Servant Leader vĩ đại.
​
Vậy làm thế nào để trở thành một Scrum Master giỏi?

Định nghĩa Scrum Master thì ngắn như vậy, nhưng để trở thành một Scrum Master giỏi không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để giúp cho Scrum Team và Tổ Chức có thể áp dụng Scrum thành công? Làm thế nào giúp họ thay đổi thói quen cũ và biến đổi mình trở thành một đội/ một Tổ chức linh hoạt?

Để trở thành một người Scrum Master giỏi bạn phải là: Facilitator, Coach, Mentor, Teacher, Impediment Remover​ và là Change Agent nữa.
  • Facilitator: Scrum Master giúp tạo ra một môi trường và cho đội những giới hạn để họ có thể cùng nhau làm việc.
  • Coach: Scrum Master giúp đỡ từng cá nhân, hiểu rõ họ đang thiếu và mạnh điều gì trong tư duy và hành vi của mình. Mục tiêu là giúp cho Scrum Team ngày càng trưởng thành hơn và gia tăng tính kết nỗi giữa Tổ Chức và Scrum Team.
  • Mentor: Scrum Master cần biết cách để chia sẻ kinh nghiệm của mình với Scrum Team. Để Scrum Team có thể hiểu rõ được những giá trị của Scrum, và lý do tại sao Scrum là cần thiết để cải tiến công việc của họ.
  • Teacher: Scrum Master như một người thầy, để có thể dạy Scrum Team và Tổ Chức hiểu rõ về Scrum và sử dụng những phương thức khác nhau để hỗ trợ họ.  
  • Impediment Remover​: Scrum Master cần biết cách, và biết khi nào là thời điểm mình nên giúp Scrum Team giải quyết những vấn đề đang cản trở họ trong công việc.
  • Change Agent: Scrum Master là người tiên phong, tạo ra một văn hoá. Trong đó Scrum Team có thể tiến hóa và phát triển.

Thật không dễ phải không nào? Từ việc hiểu được thời điểm nào, giai đoạn nào cần áp dụng những phương thức nào. Hoặc biết được khi nào không cần phải làm gì cả, mà lùi lại tạo cho Scrum Team một không gian để họ có thể phát triển và làm tốt công việc của mình. Để làm tốt những việc này, Scrum Master cần phải master những vai trò trên, chuyển đổi và biến đổi liên tục để thích ứng với những tình huống thực tế gặp phải.

Để hiểu hơn những giai đoạn phát triển của Scrum Team, bạn có thể đọc thêm bài: Shu Ha Ri và Agile
Ngoài ra Lớp học Scrum: PSM và PSF tại Scrumviet cũng sẽ giúp bạn hệ thống hóa kiến thức, và có những bài thực hành trực tiếp. Từ đó bạn có thể hiểu sâu hơn về vai trò của một Scrum Master.

​NOTE: Scrum Guide 2020 đã được phát hành. Trong phiên bản này có nhiều thay đổi, trong số đó là "Development team" bây giờ sẽ là "Developer". Scrum Master là True Leader thay cho Servant Leader. Bài viết trên đã được thay đổi và cập nhật ngày 18 tháng 11 năm 2020 để phù hợp với Scrum Guide mới nhất.
Comments
First Last
    Picture

    Author

    Name: Khoa Doan
    Bio: Khoa is one of 300 Professional Scrum Trainers (PST) of Scrum.org in the world, and First PST in Vietnam.
    ​

    Khoa is the Founder of Scrumviet - Professional Training Network (PTN) of Scrum.org. He is the host and organizer of Scrum day Vietnam.

    Email: [email protected]
    Khoa's profile on Scrum.org

    View my profile on LinkedIn

Scrum Việt Nam
Professional Training Network
Picture
Công Ty TNHH SCRUMVIET
Giấy phép kinh doanh số: 
0315775970
Email:
[email protected]  |  Phone: 0898.898.801
DMCA.com Protection Status
Picture

More info:

- Khoá Học
- Dịch vụ & Sản Phẩm
- Về ScrumViet
- Scrum Day Vietnam
- ​Liberating Structures Vietnam
​- What our students say
- Chính Sách & Quy Định Chung
- FAQ
- Liên Hệ

Copyright © 2021, Scrumviet. All rights reserved.
  • Trang Chủ
  • Khóa Học
    • Applying Professional Scrum (APS)
    • Professional Scrum Master (PSM)
    • Professional Scrum Master II (PSM II)
    • Khoá Học Professional Scrum Master & Product Owner (PSMPO)
    • Professional Scrum Product Owner (PSPO)
    • Professional Scrum with Kanban (PSK)
    • Professional Agile Leadership (PAL) Essentials
    • Professional Scrum With User Experience (PSU)
    • Scaled Professional Scrum (SPS)
  • Dịch Vụ & Sản Phẩm
    • Tư Vấn >
      • Tư vấn Agile cho doanh nghiệp
      • Team & Personal Coaching
    • Quỹ Học Bổng Scrumviet
    • Scrum day Vietnam
    • Liberating Structures Vietnam
    • Scrum Game Giả Lập
  • Về ScrumViet
    • PROFESSIONAL TRAINING NETWORK LÀ GÌ?
    • PROFESSIONAL SCRUM TRAINER là ai?
  • Blog
    • Scrum Framework
    • Scrum Values
    • Scrum Glossary
    • Nexus Framework
    • Scrum with Kanban
    • EVIDENCE BASED MANAGEMENT (EBM)
    • Sprint Retrospective formats
    • Radio Podcasts
  • Liên hệ