Trong những lớp học của mình, tôi thường được hay hỏi rằng: làm sao để biết ai là nhân tố phù hợp để đảm nhiệm vai trò Agile Leader, Product Owner, hay Scrum Master? Tôi luôn đưa ra câu trả lời nhanh chóng và không do dự: Đó là một Team Player. Nghe câu trả lời này cả lớp thường nhíu mày như tự hỏi: vì sao lại cần đến một Team Player?
Team Player là gì?
Định nghĩa một cách đơn giản thì Team Player là một người có khả năng làm việc nhóm rất tốt, một người có tính đồng đội cao. Họ luôn là một cá nhân biết kết nối, hỗ trợ, và dùng những khả năng có thể để nhóm nhận được thành công.
Vì sao Leader cần phải là một Team Player?
Trong những bối cảnh phức tạp như ngày nay, một Agile Leader sẽ luôn gặp phải những trở ngại mà họ chưa bao giờ đối mặt trước đó. Thì việc có được khả năng làm việc nhóm sẽ là một vũ khí hạng nặng, vì thường chìa khoá thành công sẽ chỉ mở ra khi tất cả mọi người cùng nhau cống hiến trí tuệ và sức lực của mình.
Theo Lencioni, Patrick M một Team Player thứ thiệt sẽ là người có ba tính chất sau:
Ngoài ra, theo Leadership Circle(Vòng Tròn đo lường năng lực lãnh đạo), bản thân của Team Player cũng được xem là một năng lực khi đo lường khả năng của một lãnh đạo. Trong Leadership Circle thì Fosters team play, Interpersonal Intelligence là hai trong 18 năng lực Sáng Tạo của một người Lãnh đạo cần phát triển. Nói cách khác, khả năng Team Player càng cao, thì khả năng thành công của Lãnh Đạo đó càng lớn theo. Ai có thể trở thành Team Player?
Ba tính chất này không tự nhiên mà có, nó là kết quả phát triển của mỗi cá nhân. Ai cũng có thể phát triển tốt ba tính chất này, nhưng không hề dễ. Hay nói cách khác, một Team Player là có thể được đào tạo nhưng cũng rất hiếm, vì bạn phải thực sự muốn nữa, bởi không phải ai cũng cảm thấy vui khi đặt cái TÔI của mình dưới thành công của nhóm.
Vì lẽ đó, khi ai đó hỏi tôi: Ai có thể là một Scrum Master, hay một Product Owner? Tôi luôn trả lời rằng: "Ai cũng được, chỉ cần anh chị thực sự muốn làm! Tôi sẽ giúp!" Thật vậy, tôi đã và đang đào tạo nên những Team Player, những Agile Leader, Scrum Master, hay một Product Owner mà khởi đầu của họ chỉ là số 0. Vì "ở đâu có ý chí, ở đó sẽ có con đường", chỉ cần bạn thực sự muốn trở thành một lãnh đạo chân chính, bạn sẽ làm được.
|