Facilitating là gì?
Facilitating là việc điều phối/ tạo điều kiện giúp cho một nhóm người có được nhận thức chung về một vấn đề, chia sẻ ý tưởng, lên kế hoạch, và đạt được mục tiêu trong một khoản thời gian nhất định (có thể là một buổi họp, hoặc một buổi thảo luận). Người làm công việc Faciliate sẽ cần hiểu rõ được mục tiêu của buổi họp, sự kiện, hay workshop, qua đó sẽ thiết kế cấu trúc của buổi họp, sự kiện, hay workshop để giúp nhóm nhận được kết quả tốt nhất buổi họp, sự kiện, hay workshop.
Người Facilitate là một người trung lập, không đưa ra quyết định, không được có hành vi định hướng hay thiên vị. Việc anh ấy/ Cô ấy là giúp cho nhóm tự nhận thức, thảo luận, trả lời và đưa ra được quyết định của riêng mình. Để làm được điều này, bản thân Facilitatior phải am tường rất nhiều kỹ năng khác nhau: Kỹ năng lắng nghe, powerful question, Đọc không gian… để nhận biết được có ai đó bị bỏ lại, hay điều gì đó cần được chú ý hơn không?
Facilitate cần thiết trong rất nhiều lĩnh vực công việc như hỗ trợ trong kinh doanh, giáo dục, giải quyết mâu thuẫn, lĩnh vực xã hội… cho một nhóm nhỏ vài người hoặc lớn đến hàng trăm người. Scrum và Facilitating Từ rất lâu, vai trò Facilitator là rất cần thiết cho một Scrum team vì Facilitating gia tăng tính tự quản của team. Do đó, Scrum Master trong Scrum team thường sẽ đóng vai trò là một Facilitator trong các sự kiện của Scrum hoặc bất kỳ một cuộc họp hay thảo luận nào. Nhưng bản thân Scrum Framework cũng không giới hạn việc Facilitate chỉ dành riêng cho một Scrum Master, mà có thể một PO hoặc Developer cũng có thể trở thành một Facilitator. Ví dụ: khi Daily Scrum, bản thân của Developer cũng có thể trở thành Facilitator để giúp sự kiện này mang lại được nhiều giá trị cho nhóm hơn. Hoặc chính PO có thể Facilitate một cuộc thảo luận cùng Scrum team trong buổi Backlog Refinement (Nếu có). Một người Facilitator tốt sẽ giúp Scrum team của mình giảm thiểu được những lãng phí vì những buổi họp vô nghĩa. Họ sẽ giúp nhóm của mình tối ưu hoá được giá trị của sự khác biệt (không ai bị bỏ rơi, mọi tiếng nói đều được coi trọng), thu thập được nhiều ý kiến, vượt qua những bất đồng, qua đó tạo được sự đồng thuận, lên kế hoạch và đạt được mục tiêu. Facilitating ngoài Scrum team Như đã đề cập ở trên kỹ năng Facilitate không chỉ dành riêng cho Scrum, mà nó còn rất cần cho các buổi họp, sự kiện hay workshop của tổ chức. Khi bạn giỏi Facilitate bạn có thể dùng kỹ năng đó giúp cho các bên liên quan hoặc tất cả những ai trong tổ chức cần được hỗ trợ cho buổi họp hay thảo luận của mình có kết quả tốt nhất. Vì trong bất kỳ buổi thảo luận nào cũng sẽ có những con người với những quan điểm khác nhau. Đó là điều hiển nhiên. Một người Facilitator thay vì giết chết những quan điểm đó, họ sẽ tạo điều kiện cho nó được chia sẻ ra nhiều nhất có thể, minh bạch nó để giúp nhóm nhận thức được những khác biệt, thảo luận, giải quyết những mâu thuẫn, và tìm ra tiếng nói chung, sự đồng thuận cùng nhau. Faciltator cần những gì? Faciliator cần rất nhiều khả năng như:
Để trở thành một Facilitator bạn không cần phải am tường tất cả những khả năng trên từ ban đầu, nhưng nhận thức và trau dồi nó mỗi ngày để có thể phát triển nó mới là điều quan trọng. Từng ngày khi hỗ trợ nhóm nhiều hơn, những kỹ năng này cũng sẽ phát triển theo kinh nghiệm của chính bạn. Tuy nhiên để bắt đầu trờ thành một Facilitator cũng cần rất nhiều sự chuẩn bị, bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn để có sự chuẩn bị tốt hơn qua những bài blog, và công cụ miễn phí tại đây: Hoặc nếu bạn cần sự hướng dẫn và kiến thức nền tảng thì bạn có thể tham khảo hai khoá học về Facilitate của Scrumviet:
Kết Luận
Facilitate on! |