Một trong những đặc điểm của Scrum Team là tính Self-managed. Khi có được Self-managed thì Scrum Team thường sẽ cam kết và có được sự sáng tạo hơn trong việc phát triển giá trị của sản phẩm. Nhưng làm sao để Scrum team có thể Self-managed là không dễ, người Scrum Master luôn phải biết cách nuôi dưỡng và xây dựng nó. Chính vì lý do này, mà hai trong những hình thái mà người Scrum Master phải giỏi đó là "Facilitate" và "Coaching". Tại sao lại như vậy? Đơn giản vì khi Scrum Master facilitate hay coaching, anh ấy/ cô ấy sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng Self-managed của Scrum Team, nhưng vẫn giúp Scrum Team có thể hợp tác, thảo luận, qua đó có được quyết định tốt nhất cho mình.
Những năm qua tôi viết rất nhiều bài viết về việc làm sao một Scrum Master có thể facilitate cho Scrum Team. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về kỹ năng này các bạn có thể xem thêm tại đây: Kỹ năng facilitate dành cho Scrum Master. Hôm nay tôi chia sẻ về mảng Coaching, một trong những hình thái quan trọng mà Scrum Master cần có để giúp Scrum Team và tổ chức của mình thành công. Vì sao Coaching lại quan trọng với Scrum Team và tổ chức?
Vì khi bạn Coaching cho Scrum team của mình hay bất kỳ cá nhân nào, bạn sẽ giúp họ có được những giá trị sau:
Cũng chính vì lợi ích trên, mà Coaching đã trở thành kỹ năng không thể thiếu cho cả các lãnh đạo chứ không chỉ dành riêng cho Scrum Master. Có một vài thống kê như sau: 80% những người được khai mở (coach) đã gia tăng sự tự tin, hơn 70% cải thiện được hiệu suất công việc, cải thiện các mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp của họ cũng trở nên hiệu quả hơn. 86% công ty báo cáo rằng họ đã nhận được lợi ích từ việc đầu tư vào khai mở (coach) và hơn thế nữa.
Khi bạn coach một ai đó bạn sẽ tạo cho người đó một không gian bên trong (nội tâm). Trong không gian đó, họ sẽ tự do xác định, quyết định cho sự phát triển của cá nhân mình và tự tin thực hiện nó. Động lực từ việc "được tự quyết định" là một trong ba góc độ của "Motivation 3.0". Con người thường sẽ cảm thấy có động lực và cam kết nhiều hơn khi họ được tự chủ (Autonomy). Không những vậy mà bạn sẽ còn thấy hai góc độ còn lại của "Motivation 3.0" cũng có được từ coaching: Như việc cá nhân có thể nhận thức được mục tiêu của chính mình và tổ chức (Meaning & Purpose) và tự bản thân lên kế hoạch hành động, từ đó trở nên tiến bộ hơn mỗi ngày (Mastery) qua việc được Coaching.
Tôi có ví dụ thực tế như sau, hiện tại vẫn có nhiều tổ chức đang tiến hành việc đào tạo cho nhân viên của họ bằng cách: họ tổ chức các khoá học (thường được xác định chủ quan bởi các lãnh đạo, dựa theo nhu cầu mà công ty đang cần), và khuyến khích hay hối thúc nhân viên tham gia. Nhưng điều này hiếm khi có được sự ủng hộ hoàn toàn từ nhân viên, vì nhiều khi đó không phải là điều mà chính người nhân viên đó muốn. Vậy tại sao chúng ta không giúp họ tự định hướng điều họ cần, sau đó tự liên kết nó với định hướng của tổ chức và tự nguyện thực hiện nó? Đó là giá trị cốt lõi mà Coaching mang lại. Ngoài ra tôi còn thấy được điều này: khi một tổ chức thấy các nhân viên của họ thiếu lòng tin vào đồng nghiệp, họ đã tổ chức các khoá học để xây dựng lòng tin. Khoá học hoàn thành và nhân viên trở về với sự thay đổi tốt (thật tuyệt!). Nhưng không may, điều này lại không duy trì được bao lâu. Vì bản thân của nhân viên tuy đã có được kiến thức và tác động tốt từ khoá học, hành vi bên ngoài của họ sẽ thay đổi nhất thời, nhưng lại không bền vững vì mỗi ngày họ còn phải đối mặt với những trở ngại bên trong tâm trí. Những thói quen hay suy nghĩ không phù hợp sẽ đưa họ quay trở lại như xưa, và vì vậy họ cần được hỗ trợ nhiều hơn và liên tục hơn từ bên trong (tâm trí). Qua đó giúp họ giữ được định hướng và đối mặt với những thay đổi từ bên trong suy nghĩ nội tâm của mình. Để giúp được một cá nhân từ bên trong tâm trí, thì Coaching là một cách thức mạnh mẽ và hữu ích. Nói đến đây bạn sẽ thấy những giá trị của Coaching mang lại không chỉ giới hạn cho vai trò Scrum Master, mà nếu việc coach và khai mở được tất cả các lãnh đạo của cả tổ chức áp dụng, sẽ giúp nhân rộng được giá trị, và tạo ra một tổ chức có tính tự chủ cao, nhân viên có động lực và sáng tạo hơn, qua đó mang lại giá trị cho khách hàng. Quay về lại với chính Scrum Master khi hiểu được giá trị này, và thực hành Coaching cho Scrum team, thì sẽ giúp Scrum team trở nên tự chủ hơn, có được sự nhận biết rõ ràng hơn về giá trị của sản phẩm cũng như công việc hằng ngày của mình. Từ đó mang lại giá trị cho người dùng và tổ chức. Nếu facilitate giúp Scrum team có được những buổi event hiệu quả: tương tác, thảo luận, chia sẽ ý kiến (bên ngoài), thì Coaching sẽ giúp cho những thành viên của Scrum team có được những thay đổi từ bên trong tâm trí, suy nghĩ, và nhận thức (bên trong). Về phần rộng hơn ở mức độ tổ chức, Scrum Master cũng phải coach những bên liên quan, để giúp các bên nhận thức và hiểu rõ được làm thế nào để giúp Scrum team phát triển và mang lại thành công cho tổ chức. Scrum on! |