Vài năm gần đây, khi Scrum Guide 2020 đề cập đến Product Backlog phải cam kết với Product Goal, Sprint Backlog phải cam kết với Sprint Goal, và trở thành một phần không thể thiếu trong Scrum framework. Các Scrum team bắt đầu nghiêm túc hơn và áp dụng điều này vào trong việc xây dựng Sản Phẩm của mình. Nhưng đâu đó vẫn có rất nhiều Scrum team dù đang cố gắng để áp dụng, nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn và loay hoay không biết làm thế nào để có thể xây dựng một mục tiêu tốt và giúp Sản Phẩm thành công.
Lý do cho việc Scrum Guide 2020 đề cập về Sprint Goal, và Product Goal đó là vì muốn các Scrum team phải có Mục Tiêu Chung. Mục Tiêu Chung luôn là thứ quan trọng, dù trước đó Scrum Guide không đề cập đến nó. Cơ bản Mục Tiêu Chung giúp cho Scrum team trở nên Tự Chủ có ý thức. Vì sự Tự Chủ sẽ đến đến hỗn loạn nếu nhóm không có được một Mục Tiêu Chung. (Xem hình dưới) Bài viết này tôi chia sẻ về những vấn đề tôi thường hay thấy các Scrum team gặp phải trong việc đặt mục tiêu của mình, khiến cho mục tiêu không được thống nhất hay liên kết rõ ràng để trở thành một Mục Tiêu Chung. Qua đó tôi chia sẻ đến mọi người một công cụ nhỏ gọn giúp cho các bạn có thể dễ dàng hơn trong việc đặt mục tiêu có giá trị. Những vấn đề trong việc đặt mục tiêu: Mục tiêu không mang lại giá trị cho tổ chức Bất kỳ một sản phẩm nào đều phải mang lại giá trị cho tổ chức đã tạo ra nó, đó có thể là doanh thu, hoặc danh tiếng (Nếu đó là sản phẩm phi lợi nhuận), hoặc cả hai. Một tổ chức sẽ thôi không đầu tư cho sản phẩm đó nữa, nếu nó không mang lại giá trị nào cho chính tổ chức đó. Đơn giản, vì tổ chức đó sẽ không thể tồn tại. Bạn thử nghĩ rằng, liệu sản phẩm nào đó có thể tồn tại năm này qua năm khác nhưng không mang lại giá trị nào ngoài việc đốt tiền đầu tư vào nó? Mục tiêu không mang lại giá trị sản phẩm Nghe có vẻ buồn cười, nhưng cũng có nhiều sản phẩm, vì chạy theo lợi nhuận (có thể do áp lực từ nhà đầu tư hoặc khách hàng) mà đã không tập trung xây dựng giá trị nội tại cho chính mình. Ví dụ: vì áp lực mở rộng thị trường, tăng doanh số, sản phẩm thương mại điện tử A tập trung nhiều vào bán hàng và Marketing, nhưng lại thiếu đầu tư vào việc giúp cho hệ thống của mình ổn định hơn khi có số lượng người dùng tăng đột biến. Điều nay dẫn đến việc, dù số lượng người mua và sử dụng trang thương mại điện tử A đó có tăng lên trong thời gian ngắn, nhưng lại gặp phải nhiều khó khăn, khi liên tục quá tải vì số lượng người dùng tăng đột biến. Điều này dẫn đến trải nghiệm mua sắm bị giảm sút và người dùng rời đi ngay sau đó, dù đã tốn rất nhiều tiền cho việc quảng bá. Mục tiêu không mang lại giá trị cho người dùng Đây là một sai lầm thường thấy nhất trong quá trình xây dựng sản phẩm. Người dùng thường là đối tượng bị bỏ quên và ít quan tâm nhất. Dù cho ngày nay khẩu hiệu như: nâng cao trải nghiệm người dùng, hay tập trung vào người dùng luôn là câu cửa miệng của các sản phẩm hoặc dịch vụ. Lý do thường thấy nhất của việc người dùng bị lãng quên là do các nhóm xây dựng sản phẩm lầm lẫn giữa giá trị của sản phẩm và giá trị cho người dùng. Lấy ví dụ sản phẩm A ở trên: Việc xây dựng những giá trị nội tại cho sản phẩm, như khả năng chịu tải khi có số lượng người dùng tăng đột biến, hoặc một kiến trúc hệ thống giúp cho sản phẩm có thể dễ dàng mở rộng hay nâng cấp "về sau". Nhưng chưa mang lại giá trị nào cho trải nghiệm người dùng, hay giải quyết vấn đề "hiện tại" cho người dùng cả (Nói khác đi, là xây dựng những thứ người dùng không cần). Người dùng khi bị bỏ rơi, có khả năng sẽ rời bỏ sản phẩm đó, và khi đó, liệu những chuẩn bị cho hệ thống còn giá trị? Mục tiêu không mang lại giá trị cho xã hội Khi một sản phẩm, chỉ chú trọng doanh thu, và quên mất giá trị cho xã hội, sẽ rất khó cho sản phẩm đó có thể tồn tại lâu dài. Bạn có thể thành công trong việc có một sản phẩm đang có doanh số tốt, nhưng nếu chính sản phẩm đó mang lại giá trị tiêu cực cho xã hội thì sao? Không sớm thì muộn bạn sẽ phải đối mặt với việc xã hội sẽ lên án chính sản phẩm đó, nếu nó không thay đổi, và đảm bảo giá trị xã hội phải được tôn trọng. Ví dụ: Những hãng thời trang nhanh (Zara, H&M …) những năm gần đây đang là một cái tên hot và ăn nên làm ra. Nhưng chính họ đã phải đối mặt với một làn sóng phản đối khác, khi tạo ra nhiều rác thải khó tái chế. Bản thân những doanh nghiệp này gần đây đã có rất nhiều chiến dịch, để thay đổi và mang lại giá trị cho xã hội, qua việc giảm thiểu rác thải không thể tái chế, thu hồi, và sử dụng lại những vật liệu đã qua sử dụng v.v. Mục tiêu không mang lại giá trị cho từng cá nhân trong nhóm Điểm cuối cùng như lại là cốt lõi, những con người trực tiếp làm ra sản phẩm cũng hay bị bỏ quên. Những nhà phát triển sản phẩm, vô tình hoặc cố ý không xem những cá nhân đang làm việc để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ là con người. Họ bị xem là những bánh răng trong một bộ máy, và dễ dàng bị thay thế. Nhưng chúng ta đã không còn trong thời đại công nghiệp. Sự đóng góp của cá nhân không giới hạn bởi sức hay mồ hôi, mà còn là sức sáng tạo, và tư duy khác biệt mà cá nhân đó sở hữu. Chính vì lẽ đó, một sản phẩm thành công, sẽ là một sản phẩm có được những cá nhân, hết lòng đóng góp kỹ năng và khả năng của mình cho sản phẩm đó. Việc mỗi cá nhân trong nhóm nhận thức được hình bóng, công sức của mình trong sản phẩm đó, sẽ là động lực lớn cho cá nhân đó đóng góp nhiều hơn cho sản phẩm qua đó nhận ngược lại được giá trị, niềm vui cho chính mình. M.C.P.S.S Vì những lý do trên, tôi nhận thấy để một sản phẩm thành công, nó cần có chiến lược, và những mục tiêu đạt đủ 5 góc độ:
Do đó tôi đã tạo ra một công cụ gọi là M.C.P.S.S: Me - Customer - Product - System - Social qua đó giúp các nhóm phát triển sản phẩm, có thể xây dựng một Mục Tiêu Chung toàn diện hơn. Vì nó sẽ giúp bạn tạo ra được một mục tiêu mang lại giá trị cho tất cả các bên. Hãy cùng Scrum team của mình, tự trả lời 5 câu hỏi trên, và đặt một mục tiêu có lợi cho từng cá nhân trong nhóm, cho người dùng, cho sản phẩm, cho công ty, và cho xã hội. Vì chỉ khi đó bạn sẽ có được Mục Tiêu Chung, và sản phẩm của bạn mới có những bước phát triển bền vững. Bạn muốn tìm hiểu thêm làm thế nào để xây dựng một sản phẩm, xây dựng một chiến lược kinh doanh cho sản phẩm? Hay làm thế nào để trở thành một Product Owner? Bạn có thể tham khảo thêm các khoá học về Professional Scrum Product Owner của Scrumviet tại đây: |