Hôm nay Scrumviet giới thiệu đến các bạn một phương thức có thể áp dụng cho Sprint Retrospective rất hiệu quả. Vì Want, Have, Don’t Want, Don’t Have là Sprint Retrospective format dựa trên bài thực hành coaching, giúp người thực hành chúng có thể tập trung vào những điều mình đang muốn có được, và mình không muốn có. Đây là một cách giúp Scrum team có thể hướng đến giải pháp, để có thể làm tốt hơn trong Sprint tiếp theo.
Cách thức thực hiện như sau: 1. Chuẩn bị 1 bảng to, bút viết, post-it đầy đủ. (Nếu bạn đang tổ chức một buổi Sprint Retrospective online, thì Scrumviet cũng đã chuẩn bị cho bạn một template Mural, bạn có thể copy về sử dụng cho team của mình. Link Mural template: https://app.mural.co/template/6641aab6-0fc2-4543-a9a5-fc0e94f6af0a/25fb013a-b328-48ed-9ee3-f373114c2969) 2. Vẽ lên bảng bốn vùng như hình trên, và giải thích cho team hiểu rõ ý nghĩa của từng vùng, cũng như cách thức thực hiện trước khi bắt đầu:
3. Bạn yêu cầu mỗi cá nhân ghi lại suy nghĩ của mình trên post-it cho từng vùng Want, Have; Don’t Want, Have; Want, Don’t Have; Don’t Want, Don’t Have. (5 đến 10 phút) 4. Sau đó mời gọi mỗi cá nhân bắt cặp với nhau, thảo luận trao đổi về suy nghĩ của mình, và sau đó tạo thành một list chung của cả hai. (5 đến 10 phút) 5. Sau đó tuỳ vào số lượng của thành viên trong team, nếu là từ 8 thành viên trở lên thì bạn tiếp tục mời gọi nhóm 2 người kết hợp với 1 nhóm khác thành nhóm 4 người. Cũng thảo luận chia sẻ suy nghĩ về bốn vùng trên và tạo ra list chung của nhóm 4 người (5 đến 10 phút). Nếu nhóm của bạn dưới 8 người, thì bạn có thể bỏ qua bước này và thực hiện bước tiếp theo. (5 đến 10 phút) 6. Cả team cùng, thảo luận về kết quả đã được viết ra về bốn vùng, và dán lên bảng ý kiến của cả nhóm. (5 đến 10 phút) 7. Scrum Master đi qua từng vùng cùng cả team. Khơi gợi thảo luận để có thêm những nhận xét, ý tưởng, và giúp team nhận thức sâu hơn về từng ý kiến nếu có thể. (15 phút) 8. Khuyến khích team thảo luận và chọn ra ba điểm nên thực hiện ngay ở vùng: Don’t Want, Have; Want, Don’t Have. Nếu team chọn item nào cần thay đổi ở vùng Don’t Want, Have, thì mục tiêu là (dừng việc đó lại hay bỏ đi) để đưa item này về vùng Don’t Want, Don’t Have. Còn nếu chọn item nào cần thay đổi ở vùng Want, Don’t have; thì mục tiêu là cần làm gì để có được điều team muốn, tức là đưa item đó về vùng Want, Have. (10 đến 15 phút) Đây là hướng dẫn thực thiện Want, Have, Don't Want, Don't Have Sprint Retrospective đã được Scrumviet kết hợp với phương thức 1-2-4-all để giúp các bạn có được ví dụ cụ thể hơn, làm sao khi chúng ta kết hợp một Sprint Retrospective format với phương thức Liberating structure. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc về chủ đề Sprint Retrospective, hãy email cho Scrumviet. Scrum on! |