Có nhiều câu hỏi và mối quan tâm về việc quản lý rủi ro xoay quanh việc trao quyền cho Scrum Team như:
Làm thế nào để đảm bảo thành công cho Product nếu Product Owner không hiểu nhiều về Product hoặc chưa đủ kỹ năng? Làm sao Product Owner quyết định được Business Value nào sẽ là trong 20% mang lại 80% giá trị? (80/20 - Pareto Principle) Việc trao quyền cho Development Team dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn? Làm sao Development Team biết nên làm gì và làm thế nào để tạo ra Done Increment? Những suy nghĩ đó là những lo lắng thường thấy, khi bạn đang quen với việc quản lý rủi ro bằng command và control. Trong những tổ chức được xây dựng trên việc phân cấp quản lý, nơi mà những kế hoạch dài hạn được lập nên rất kỹ để đảm bảo không có bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào xảy ra trong tiến trình phát triển sản phẩm. Việc này không sai và việc quản lý rủi ro là cần thiết. Nhưng với những thay đổi liên tục từ thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh hơn đối thủ của mình, thì việc phân cấp quản lý và lên kế hoạch mọi thứ lại làm mất đi khả năng uyển chuyển thay đổi, đội nhóm phụ thuộc vào việc phân cấp, nơi quyền quyết định thường được phải qua nhiều tầng lớp (Silo) hay người đứng đầu. Thêm nữa quyết định từ người đứng đầu hay quản lý lúc này lại thiếu sự đối thoại với thị trường, hay người dùng, nơi mà người trực tiếp làm việc với khách hàng lại có cơ hội hiểu được người dùng nhiều hơn. Lúc này, Trao Quyền để tăng khả năng uyển chuyển và sáng tạo để phát triển nhưng vẫn đảm bảo rủi ro được quản lý, những sai lầm vẫn được chấp nhập trong một khuôn khổ cho phép, hay nói khác đi là self-organize trong một ranh giới với một mục tiêu rõ ràng là vô cùng cần thiết. Tôi tin rằng Scrum có thể giải quyết những vẫn đề trên rất tốt. Bằng cách tạo ra một không gian hỗ trợ Scrum Team học làm sao để đưa ra quyết định đúng, hay còn gọi là làm việc một cách thông minh hơn là làm việc nhiều hơn:
Kết Luận Scrum như một ngôi nhà, với trụ cột là chủ nghĩa kinh nghiệm, và những giá trị của Scrum sẽ tồn tại trong ngôi nhà đó. Ngôi nhà đó sẽ tạo ra một vùng an toàn vừa đủ giúp cho Scrum team có thể tự quản công việc của mình, và mỗi ngày sẽ một làm tốt hơn. Với cách tiếp cận đó Scrum Team có thể từng bước, thử nghiệm để khám phá rằng điều gì là nên làm, và khi nào là thời điểm thích hợp để làm. Với Scrum chúng ta học cách làm việc thông minh hơn thay vì làm rất nhiều nhưng rơi vào sự hỗn loạn và lãng phí. Scrum là nghệ thuật của việc ra quyết định - Làm ít hơn (Nghĩ nhiều hơn) nhưng tốt hơn. Scrum on! |