Scrum Viet
  • Trang Chủ
  • Khoá Học
    • Khóa Học Scrum & Agile >
      • Applying Professional Scrum (APS)
      • Professional Scrum Master (PSM)
      • Professional Scrum Master II (PSM II)
      • Professional Scrum Master & Product Owner (PSMPO)
      • Professional Scrum Product Owner (PSPO)
      • Professional Scrum Product Owner Advanced- (PSPO-A)
      • Professional Scrum with Kanban (PSK)
      • Professional Agile Leadership (PAL) Essentials
      • Professional Agile Leadership - Evidence Based Management (PAL-EBM)
      • Professional Scrum With User Experience (PSU)
      • Scaled Professional Scrum (SPS)
      • Professional Scrum Facilitation Skills
    • Khoá Học Coaching >
      • Solution Focused Coaching I
      • Solution Focused Coaching II
      • Mentor Coaching
    • Professional Facilitating
  • Dịch Vụ & Sản Phẩm
    • Sách - Thay Đổi Từ Tâm
    • Tư Vấn & Khai Vấn >
      • Tư vấn Agile cho doanh nghiệp
      • ​Tư vấn huấn luyện Scrum/ Agile cho đội nhóm/cá nhân.
      • Khai vấn (Coaching) cho cá nhân, đội nhóm
    • Quỹ Học Bổng Scrumviet
    • Scrum day Vietnam
    • Liberating Structures Vietnam
    • Scrum Game Giả Lập
    • Scrum Cards
  • Về ScrumViet
    • Triết lý giáo dục
    • PROFESSIONAL TRAINING NETWORK LÀ GÌ?
    • PROFESSIONAL SCRUM TRAINER là ai?
  • Blog
    • Scrum Framework
    • Scrum Values
    • Scrum Glossary
    • Nexus Framework
    • Scrum with Kanban
    • EVIDENCE BASED MANAGEMENT (EBM)
    • Sprint Retrospective formats
    • Radio Podcasts
  • Liên hệ

Scrumviet's BLOG

Blog

[Scrum] Artifact là gì? Vì sao lại quan trọng?

8/9/2019

 
3 Artifacts - Scrumviet
3 Artifacts - Scrumviet

​Scrum có 3 Artifacts là Product Backlog, Sprint Backlog và Product Increment. Mỗi Artifact đều có một vai trò rõ ràng và rất quan trọng với Scrum. Qua mỗi Artifact, giá trị của sản phẩm được minh bạch tối đa để mọi người có thể nhận biết và hiểu rõ được. Từ đó giúp cho Scrum Team có thể tối ưu hoá sản phẩm bằng chủ nghĩa kinh nghiệm: Transparent, Inspection, và Adaptation.

Bài này tôi sẽ không nói nhiều về chi tiết của từng artifacts (để xem chi tiết các bạn có thể click vào link để xem những bài viết trước) mà sẽ nói qua về việc tại sao Artifacts lại quan trọng với sản phẩm. Và dòng chảy giá trị sản phẩm được tối ưu hoá thế nào qua Product Backlog, Sprint Backlog và Product Increment.

Product Value Stream
​

Khi muốn làm ra sản phẩm bạn sẽ phải đối diện với câu hỏi: "Người dùng đang cần gì"? Vì khi biết được câu trả lời, bạn mới có thể xây dựng sản phẩm mà người dùng thực sự mong đợi. Để trả lời câu hỏi này, điều cốt lõi và cơ bản bạn cần chính là sự đồng cảm. Nhưng làm sao để đồng cảm? Làm sao để bạn đi trên đôi giày của người dùng? Câu trả lời là: bạn phải tạo được mối liên kết chặt chẽ, “đối thoại” với người dùng một cách liên tục. Như vậy bạn mới hiểu được họ.

Nói rõ ra rằng, việc tối ưu hoá giá trị của sản phẩm, trong một môi trường phức tạp, khó đoán, cách tốt nhất là bạn phải tối ưu hóa được Product Value Stream (Dòng chảy giá trị của sản phẩm). Nghĩa là làm sao để có thể liên tục kiểm thử, nhận kết quả và cải tiến một cách nhanh chóng. Điều này như là một cách đối thoại với người dùng của bạn vậy. Dòng chảy này càng rõ ràng, nhanh và vững chắc bao nhiêu thì bạn càng dễ dàng hiểu được người dùng bấy nhiêu.

Vì lý do cốt lõi đó Scrum đề ra 3 Artifacts, và 3 Artifacts này như ba chốt chặn của dòng chảy giá trị của sản phẩm: (Xem hình)
3 Artifacts and Empiricism - Scrumviet
3 Artifacts and Empiricism - Scrumviet
  • Bạn có thể hình dung dễ dàng, Product Backlog, nơi chứa những nhu cầu và ý tưởng của sản phẩm đó, được quản lý bởi Product Owner, bằng việc nhận feedback từ thị trường và các bên liên quan, để tạo ra những Product Backlog Item, và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống (Top order). Đây là một thực thể sống, thể hiện rõ định hướng hiện tại và tương lai của sản phẩm. Bằng cách lắng nghe thị trường, Product Owner sẽ sắp xếp thứ tự cho giá trị nào nên được xây dựng và đưa đến người dùng trước để kiểm thử và xác định giá trị đó có phải là giá trị người dùng đang cần hay không?
 
  • Từ những ý tưởng ưu tiên của Product Backlog, mà trong Sprint Planning Scrum team có thể dự đoán được, những PBIs nào có khả năng sẽ được xây dựng và đưa đến thị trường trong Sprint tiếp theo. Hành động này được gọi là xây dựng Sprint Backlog. Sprint Backlog đóng vai trò quan trọng trong việc minh bạch cho các bên liên quan biết được giá trị sản phẩm nào (Sprint Goal) sẽ được deliver đến người dùng tiếp theo.
 
  • Đầu ra của Sprint, và mục đích chính của Sprint là Deliver Done Product Increment. Product Increment đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với người dùng. Vì nó là sản phẩm có thể sử dụng được, và sẵn sàng đưa đến tay người dùng, qua việc deliver giá trị sản phẩm thường xuyên và lắng nghe feedback từ người dùng, Product Owner có thể phân tích, tinh chỉnh và tối ưu hoá giá trị sẩn phẩm mình ngày một tốt hơn. Từ sự lắng nghe này, Product Backlog được cập nhật, và dòng chảy giá trị được lặp lại, kết nối chặt chẽ giữa Scrum Team và người dùng.


Kết Luận

3 Artifacts của Scrum giúp minh bạch giá trị sản phẩm và cách giá trị đó được xây dựng. Việc quản lý chúng một cách tối ưu sẽ giúp bạn tối ưu hoá được giá trị sản phẩm. Ngoài ra, Definition of Done (DoD) không phải là một Artifact nhưng đóng vai trò quan trọng, giúp tối đa tính minh bạch của các Artifact.

Scrum giúp bạn đề ra một khung công việc, với những vai trò rõ ràng và sự kết nối chặt chẽ, vì vậy 3 Roles, 5 Events và 3 Artifacts là những yêu cầu cơ bản mà Scrum cần phải có. Nếu bạn không theo được yêu cầu cơ bản này thì bạn đang không làm Scrum. Scrum Master có trách nhiệm giúp Scrum Team và tổ chức hiểu rõ giá trị cốt lõi này. Qua đó giúp Scrum team và tổ chức phát huy được giá trị qua việc ứng dụng Scrum.

Scrum on!
First Last

    Khoa Doan

    Author

    Name: Khoa Doan
    Bio: Khoa is one of 350 Professional Scrum Trainers (PST) of Scrum.org in the world and the first PST in Vietnam. He is ICF - Professional Certified Coach (PCC level).
    ​
    Besides that, Khoa is the Founder of Scrumviet - Professional Training Network (PTN) of Scrum.org. He is the host and organizer of Scrum day Vietnam.


    Email: [email protected]
    Khoa's profile on Scrum.org


    Thay Đổi Từ Tâm - Đoàn Tiến Khoa
    Mua sách

Scrum Việt Nam
Professional Training Network
Picture
Picture
Công Ty TNHH SCRUMVIET
Giấy phép kinh doanh số: 
0315775970
Email:
[email protected]  |  Phone: 0898.898.801
DMCA.com Protection Status
Xac nhan boi bo cong thuong - Scrumviet

More info:

- Khoá Học
- Dịch vụ & Sản Phẩm
- Về ScrumViet
- Scrum Day Vietnam
- ​Liberating Structures Vietnam
​- What our students say
- Chính Sách & Quy Định Chung
- FAQ
- Liên Hệ

Copyright © 2022, Scrumviet. All rights reserved.
  • Trang Chủ
  • Khoá Học
    • Khóa Học Scrum & Agile >
      • Applying Professional Scrum (APS)
      • Professional Scrum Master (PSM)
      • Professional Scrum Master II (PSM II)
      • Professional Scrum Master & Product Owner (PSMPO)
      • Professional Scrum Product Owner (PSPO)
      • Professional Scrum Product Owner Advanced- (PSPO-A)
      • Professional Scrum with Kanban (PSK)
      • Professional Agile Leadership (PAL) Essentials
      • Professional Agile Leadership - Evidence Based Management (PAL-EBM)
      • Professional Scrum With User Experience (PSU)
      • Scaled Professional Scrum (SPS)
      • Professional Scrum Facilitation Skills
    • Khoá Học Coaching >
      • Solution Focused Coaching I
      • Solution Focused Coaching II
      • Mentor Coaching
    • Professional Facilitating
  • Dịch Vụ & Sản Phẩm
    • Sách - Thay Đổi Từ Tâm
    • Tư Vấn & Khai Vấn >
      • Tư vấn Agile cho doanh nghiệp
      • ​Tư vấn huấn luyện Scrum/ Agile cho đội nhóm/cá nhân.
      • Khai vấn (Coaching) cho cá nhân, đội nhóm
    • Quỹ Học Bổng Scrumviet
    • Scrum day Vietnam
    • Liberating Structures Vietnam
    • Scrum Game Giả Lập
    • Scrum Cards
  • Về ScrumViet
    • Triết lý giáo dục
    • PROFESSIONAL TRAINING NETWORK LÀ GÌ?
    • PROFESSIONAL SCRUM TRAINER là ai?
  • Blog
    • Scrum Framework
    • Scrum Values
    • Scrum Glossary
    • Nexus Framework
    • Scrum with Kanban
    • EVIDENCE BASED MANAGEMENT (EBM)
    • Sprint Retrospective formats
    • Radio Podcasts
  • Liên hệ