System thinking là gì?
System thinking (tư duy hệ thống) là một cách tiếp cận giải quyết vấn đề bằng cách xem xét vấn về đó như một phần của một hệ thống tổng thể, thay vì chỉ xem và giải quyết vấn đề đó một cách độc lập và riêng lẻ. Trong khoa học nghiên cứu về cách hệ thống vận hành, người ta lập luận rằng cách duy nhất để hiểu đầy đủ lý do tại sao một vấn đề hoặc yếu tố xảy ra và tồn tại là hiểu mối liên quan giữa các phần đến tổng thể. Việc giải quyết vấn đề một cách riêng lẻ độc lập nhưng loại bỏ những ảnh hưởng qua lại/ liên kết đến hệ thống một cách tổng thể có thể mang lại những hiểm hoạ khôn lường cho toàn bộ hệ thống. System thinking không phải là một công cụ mà nó là một chuỗi những cách tiếp cận với niềm tin rằng các bộ phận riêng lẻ của hệ thống được cấu thành bởi sự liên hệ mật thiết với các bộ phận khác trong hệ thống hay giữa các hệ thống khác. Trong hệ sinh thái tự nhiên - Nơi ánh sáng, không khí, nước, hay vạn vật (kể cả con người) liên kết với nhau tạo thành sự sống. Sự kết hợp này sẽ tạo ra những ảnh hưởng tốt và xấu, nếu tốt sẽ giúp cho sự phát triển, ảnh hưởng xấu sẽ tạo sự diệt vong. Cũng như vậy trong một tổ chức, các cá nhân, phòng ban, vai trò, quy trình công việc kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống. Hệ thống này khi tập hợp lại nếu tốt sẽ làm cho tổ chức khoẻ mạnh và ngược lại. Tôn trọng ecosystem. Nếu nói về self-organize tôi hay so sánh nó với ecosystem. Trong tự nhiên rất nhiều những yếu tố, giống loài self-organize. Như cá bơi theo bầy để tránh kẻ thù truy sát. Hay ngay trong chính cơ thể ta cũng có những sự tự chủ, như tế bào bạch cầu hay hệ thống thần kinh thực vật trong hệ tiêu hoá. Hệ thống tự quản, tự chủ này là một phần của sinh tồn và tiến hoá trong tự nhiên. Self-organize đòi hỏi phải tôn trọng hệ sinh thái, tôn trọng sự cân bằng và tự chủ của toàn bộ hệ thống. Sự cân bằng tự nhiên phải được gìn giữ, nếu cán cân đó nghiên về một phía, phần còn lại của hệ thống sẽ tự khắc tạo ra tác động để tái tạo sự cân bằng. Nhưng hệ thống đó sẽ không còn như trước nữa, nó đã tiến hoá để thích nghi. Việc tiến hoá này là tốt hay hại sẽ tuỳ vào tác động trước đó và hoàn cảnh. Tự hỏi chúng ta sẽ ra sao nếu không có tế bào bạch cầu, hay chuyện gì xảy ra nếu số lượng tế nào trở nên mất kiểm soát? Giữ cho một self-organize tồn tại và tiến hoá phát triển tốt. Scrum Master phải có nhận thức rõ về System thinking. Qua đó, xác định khi nào hay tác động thế nào để giúp cho self-organize phát triển tốt hơn một cách tự nhiên. Việc thiếu nhận thức và thúc ép sự phát triển một cách tức thời hay thiếu liên kết với phần còn lại của hệ thống dễ dẫn đến những tác động tiêu cực và những ảnh hưởng không tốt cho toàn bộ tổ chức và chính Scrum Team. Có cái nhìn rộng hơn về tổ chức với vai trò là Scrum Master. Quay trở lại với Scrum, việc hỗ trợ giúp cho Scrum Team có thể phát huy và làm tốt công việc và tối ưu hoá self-organize cũng có mối tương đồng với System thinking. Việc làm sao để giúp Scrum team làm tốt đòi hỏi Scrum Master cũng phải quan sát và nhìn nhận Scrum Team lúc này là một phần của hệ thống (tổ chức). Mà trong hệ thống đó: những mối liên hệ từ cá nhân, nhóm, phòng ban, quy trình hiện tại (cũ), phân cấp của tổ chức.. vân vân là những phần trong hệ thống cần được xem xét và hiểu rõ, những điều gì sẽ gây hại hay tốt trên cái nhìn tổng thể. Hiểu rõ sự vận hành, mối liên kết của tổ chức, sẽ giúp cho Scrum Master làm tốt nhất công việc của mình. Đây cũng là lý do trong Scrum Guide có đề cập Scrum Master có trách nhiệm hỗ trợ Development team, Product Owner, và Organization. Việc hỗ trợ Organization giúp Scrum Master nhìn nhận được, Development team, là một phần trong Scrum team, cũng như Scrum team là một phần trong Organization. Xem thêm: Cách tổ chức một buổi Sprint Retrospective theo hướng System thinking. |