Scrum dù đã bước qua tuổi 26, và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều những hiểu lầm cơ bản về Scrum. Những hiểu lầm này tưởng chừng vô hại, nhưng lại khiến cho nhiều tổ chức bị cản trở trong việc tiếp cận và nhận được những giá trị mà Scrum có thể mang lại cho họ. Hôm nay tôi xin phép điểm qua nhanh 4 hiểu lầm thông thường nhất về Scrum trong bài viết này:
1. Scrum chỉ dành cho phần mềm. Đây là hiểu lầm thường thấy nhất khi mọi người nói về Scrum. Đó đã là câu chuyện của hơn 10 năm về trước. Giờ đây rất nhiều các doanh nghiệp đủ mọi lĩnh vực đã và đang áp dụng Scrum vào môi trường làm việc của mình. Bạn muốn biết vì sao? Hãy tham khảo qua bài viết: Scrum có thực chỉ dành cho lĩnh vực phần mềm? Scrum được xây dựng trên chủ nghĩa kinh nghiệm, nên việc áp dụng Scrum cho bất kỳ ngành nghề hay môi trường nào miễn đó mà ngành nghề hay môi trường phức tạp. Thì Scrum sẽ phát huy được giá trị của nó. 2. Scrum chỉ là lý thuyết, thực tế khác lắm Vâng, đây là suy nghĩ sai lầm thứ hai thường thấy của nhiều người khi nói về Scrum. Có nhiều lý do để suy nghĩ này tồn tại, trong đó là việc đa phần các nhóm hay tổ chức đó kém đầu tư vào việc tìm hiểu và vận dụng Scrum một cách đúng đắn và hiệu quả. Thông thường những nhóm này có hiểu biết về Scrum rất sơ sài. Nếu hiểu rõ về lịch sử và cách Scrum được tạo ra bạn sẽ thấy rằng Scrum chưa bao giờ là lý thuyết. Scrum được đúc kết từ thực tiễn và cơ sở khoa học rõ ràng. Việc bạn không tôn trọng Scrum và chỉ áp dụng Scrum But (Tức là chỉ áp dụng một phần, hay chỉ lấy cái gì mà mình thấy hay và áp dụng vào công việc hiện tại), sẽ không chỉ khiến bạn không nhận được giá trị gì từ Scrum mà còn tạo ra nhiều ảnh thưởng tiêu cực khác. Hãy đầu tư và tìm hiểu rõ về Scrum, trước khi quyết định có áp dụng hay sử dụng nó không. Đừng tìm hiểu hời hợt và áp dụng nửa vời. Để hiểu rõ hơn về Scrum bạn có thể tham khảo những bài viết sau:
Hoặc liên hệ với Scrumviet nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào: Liên Hệ 3. Scrum chỉ dành cho những sản phẩm nhỏ. Trên thực tế nhất nhiều những sản phẩm lớn thành công và họ áp dụng Scrum để xây dựng sản phẩm. Scrum.org cũng có xây dựng framework là Nexus để giúp bạn tối ưu hoá khả năng của 9 Scrum team cùng làm trên một sản phẩm. Hay thậm chí nhiều tổ chức đã áp dụng Nexus + để giúp nhiều hơn 9+ Scrum team làm việc cùng nhau. Tham khảo: eimagine sử dụng Nexus để thay thế hệ thống cũ và quản lý việc mở rộng quy mô. Việc mở rộng sản phẩm, và nâng số lượng Scrum team là một điều không dễ, và cần phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Đơn giản là vì, mở rộng sản phẩm, và số lượng nhóm phát triển giống như việc bạn sẽ chấp nhận nhân rộng những điều bạn đang làm tốt, và chưa tốt lên. Những giá trị tốt sẽ lớn hơn, nhưng đồng thời những giá trị không tốt, bất cập cũng sẽ nhân lên theo. Hơn nữa càng nhiều nhóm, thành viên, sự phức tạp cũng sẽ được nhân lên nhiều lần. 4. Scrum sẽ giúp cho nhóm làm nhanh hơn, năng suất cao hơn Nếu bạn hiểu theo hướng nhóm của bạn sẽ phát hành được nhiều chức năng sản phẩm hơn, tốc độ làm việc sẽ cao hơn, thì đó là quan điểm sai lầm. Scrum giúp cho các nhóm phát triển sản phẩm vượt trội không phải giúp họ gia tăng tốc độ sản xuất nhiều hơn hay nhanh hơn. Mà Scrum giúp các nhóm tối ưu hoá giá trị mà họ sản xuất ra. Nói đơn giản là, Nhóm áp dụng Scrum sẽ tập trung vào việc tìm ra đâu là giải pháp đúng, thứ người dùng cần và ưu tiên xây dựng nó. Thay vì lãng phí tài nguyên và nguồn lực vào những điều vô nghĩa. Thay vì xây thật nhiều chức năng nhưng không có chức năng nào mang lại giá trị, Scrum tập trung vào việc tìm ra đâu là chức năng giá trị với người dùng và xây dựng chúng. Hãy nhớ rằng, sản phẩm của bạn có thành công hay không, là nhờ giá trị mà nó mang lại cho người dùng, không phải là số lượng chức năng vô dụng mà nó có. Đọc thêm: Goal Driven rather than Velocity Driven |