Tôi muốn kể một câu chuyện cùng các bạn. Một dạo trước khi tôi đang tư vấn và hỗ trợ cho một tổ chức trên hành trình Agile transformation. Hôm đó vào ngày Sprint Planning đầu tiên, nhóm đã làm quen với cách làm việc mới rất tốt và đã có một buổi Sprint Planning thú vị. Bất ngờ vào cuối một buổi Sprint Planning, thì một thành viên lên tiếng: “Thôi chết! Chúng ta quên mất việc dành thời gian cho việc chuẩn bị Slide thuyết trình cho CEO và Sprint Review rồi!”. Team bỗng nhộn nhạo hơn và bắt đầu cắt giảm việc, thay đổi Sprint Goal (nhỏ hơn) để có thể có thêm thời gian để chuẩn bị slide cho buổi Sprint Review. Việc này làm tôi rất tò mò, điều gì đã làm cho team cảm thấy việc chuẩn bị slide “thật đẹp” lại quan trọng hơn việc tạo ra giá trị cho sản phẩm? Khi tôi hỏi thì các thành viên bắt đầu kể rằng: ”CEO và các top lãnh đạo không thích những chia sẻ suông, họ luôn hỏi về những số liệu, hình ảnh, và sự chỉnh chu khi cấp dưới của mình trình bày về sản phẩm cùng họ”. Có thành viên còn thêm rằng: “Những nhóm có slide đẹp, chỉnh chu các con số, và báo cáo về sản phẩm tốt sẽ luôn ghi điểm và được tuyên dương. Ngược lại thường sẽ bị chỉ trích và đánh giá.” Product Owner thêm vào: “Cứ chỉnh số liệu một chút, làm đẹp một chút là được. Các nhóm khác cũng vậy cả thôi”. Tôi nhận ra vấn đề ngay, tổ chức này đang cố gắng hoạt động trên những con số, và report giả tạo. Những gì các nhóm thực hiện mỗi ngày và những gì họ report là giả, mục tiêu của tổ chức và thực tế đang càng ngày càng lệch nhau. Các bên đang nói dối nhau. Cấp lãnh đạo biết số liệu là không chính xác, nghĩ nhân viên đang nói dối mình và nâng mục tiêu lên cao hơn (với hi vọng nhân viên sẽ cố gắng hơn). Còn nhân viên thì không dám báo cáo số liệu thật, và sửa sang trau chuốt lại cho "đẹp và hợp nhãn" của lãnh đạo hơn. Đôi bên tiếp tục tăng áp lực công việc lên nhau mỗi ngày (nhưng chắc gì những thứ họ làm lại mang lại giá trị thực tế). Bạn đừng hiểu lầm ý tôi khi chỉ trích việc đòi hỏi về số liệu là không đúng. Dĩ nhiên số liệu là thứ cần thiết để ra quyết định, và hiểu được tình hình (nhưng điều này cần được hiểu đúng và có cách làm việc đúng!). Khi việc quá tập trung vào số liệu báo cáo, và thiếu nhận thức rằng liệu số liệu nào mới thực sự cần thiết và chính xác sẽ tạo ra nhiều vấn đề. Tình trạng cấp lãnh đạo luôn đòi hỏi những số liệu chi tiết, nhưng thiếu nhận thức về việc có thực sự cần số liệu này không? Hay hành vi chê trách những báo cáo có những thông số không tích cực, và tuyên dương những số liệu “đẹp”, thường sẽ dẫn đến tiêu cực và lãng phí như câu chuyện trên! (Đọc thêm bài: Giúp Scrum team của bạn tốt hơn qua những sai lầm.) Bạn nghĩ câu chuyện này thế nào? Trong nhiều tổ chức bắt đầu và đang chuyển mình áp dụng Scrum, có một vấn đề gây khó khăn cho việc áp dụng Scrum, là tổ chức đó đang có quá nhiều quản lý và quá ít lãnh đạo. Đa phần các tổ chức không nhận ra vấn đề này, phần còn lại thì biết nhưng không biết làm thế nào để phát triển một lãnh đạo đúng nghĩa. Vì sao việc quản lý lại tạo ra vấn đề? Hiểu được chuyện này chúng ta cần hiểu ngọn ngành ý nghĩa của từ: “Manger” (Quản lý). Vào khoản thế kỷ 15 từ Manager được mượn từ tiếng Pháp là Mesnager, nghĩa của từ này là động từ chỉ việc cầm cương của một con ngựa. Trong tiếng Tây Ban Nha cũng có từ tương tự: Manejar nghĩa là “cai trị ngựa”. Những thuật ngữ này đều bắt đầu bằng hai từ trong tiếng La Tinh là Manus (bàn tay) và Agere (hành động). - Dữ liệu theo Wikipedia. Việc công việc quản lý trong tổ chức doanh nghiệp phát triển nhất từ thời đại công nghiệp, sản xuất hàng loạt. Nơi những công xưởng và nhà máy cần những con người coi quản, đảm bảo được tiến độ và chất lượng sản xuất của công nhân. Những quản lý này có trách nhiệm đảm bảo mọi thứ đi đúng như kế hoạch. Và nếu có gì sai, họ sẽ có trách nhiệm giải quyết vấn đề đó. Nói chính xác là họ đảm bảo mọi thứ phải đúng. Vì sao thời đại công nghiệp hay sản xuất hàng loạt lại cần đến Manager? Đơn giản vì hàng hoá tạo ra chỉ cần đúng chất lượng, đúng thời gian và chi phí sản xuất thấp nhất là đủ. Công việc sản xuất hàng loạt này không cần sự sáng tạo, mà cần sự lặp đi lặp lại một cách chính xác và ít sai sót nhất. Các Manager sẽ tập trung đảm bảo sản phẩm đúng yêu cầu chất lượng, năng suất tốt và ít lãng phí nhất. Nhưng ngày nay, khi xã hội dần đi vào thời đại mới, thị hiếu, nhu cầu mới của người dùng luôn có, và ít có ai còn sử dụng một sản phẩm hơn 5 năm như những thời đại trước. Dẫn đến dòng đời của một sản phẩm ngắn hơn và đòi hỏi phải đa dạng hơn, việc này khiến cho sản phẩm phải cạnh tranh hơn và sáng tạo hơn trong việc mang lại giá trị hay đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Việc cạnh tranh này hướng việc xây dựng sản phẩm cần quan tâm đến một góc độ khác hơn là sản xuất, đó là thị hiếu của người dùng. Lúc này việc một sản phẩm có sự đổi mới làm hài lòng khách hàng sẽ quan trọng hơn việc sản xuất được bao nhiêu, và nhanh bao nhiêu (Dĩ nhiên chất lượng vẫn luôn phải đảm bảo tuỳ theo mỗi loại hình sản phẩm). Khi nhu cầu người dùng được quan tâm nhiều hơn cũng là lúc các công ty bắt đầu phải chuyển mình và mong muốn có thể tạo ra những giá trị mới hơn. Tổ chức cần những con người có khả năng phát triển tư duy, làm việc đội nhóm, dám đón nhận và tạo ra những giá trị chưa từng có. Lúc này vai trò Manager sẽ không còn quan trọng bằng vai trò của một Leader. Trở lại câu chuyện đầu bài. Bạn sẽ thấy rằng tổ chức trên rất cần những người có thể tạo ra sự thay đổi đổi mới, thay vì vẫn còn tư duy cũ, cách làm việc cũ, quá tập trung vào số liệu giả, report giả, để đảm bảo mọi thứ cần được làm cho đúng, đúng tiến độ, đúng quy trình. Họ cần những tư duy của một nhà lãnh đạo chân chính, là làm điều đúng, tập trung vào điều gì thực sự cần, và dám bỏ đi những thứ không cần thiết, vô nghĩa. Leader là ai? Leader nghĩa là lãnh đạo, Đạo là “Đường đi”, Lãnh là “Cổ áo”, ngày xưa người ta thường nắm cổ áo để giũ cho thẳng - nghĩa là chủ chốt, khi ghép lại lãnh đạo nghĩa là “Người dẫn đường”, hay “Người Tiên Phong”. Nghĩa là vậy nhưng để trở thành một người lãnh đạo không dễ. Theo Leadership Circle thì có 8 nhóm năng lực và trong đó có đến 29 năng lực cốt lõi để đánh giá một Lãnh Đạo. Trong đó:
RELATING: Nhóm năng lực đo lường khả năng của nhà lãnh đạo trong việc kết nối với người khác, để mang lại giá trị tốt nhất cho mọi người, các nhóm, hay tổ chức:
SELF-AWARENESS: Nhóm năng lực đo lường khả năng của nhà lãnh đạo đối với sự phát triển liên tục của chính họ, cũng như mức độ tự nhận thức bên trong được thể hiện thông qua tính chính trực cao trong lãnh đạo. Nó bao gồm:
AUTHENTICITY Nhóm năng lực đo lường khả năng của người lãnh đạo trong việc tạo lòng tin với người khác một cách chân thành, dũng cảm và chính trực. Nó bao gồm:
SYSTEMS AWARENESS đo lường mức độ nhận thức của người lãnh đạo trong việc tập trung cải thiện toàn bộ system (bộ máy tổ chức), năng suất và phúc lợi cộng đồng. Nó bao gồm:
ACHIEVING đo lường năng lực về tầm nhìn, khả năng ra quyết định và khả năng đạt được mục tiêu. Nó bao gồm:
COMPLYING đo lường mức độ mà một nhà lãnh đạo cảm nhận về giá trị bản thân và sự an toàn bằng cách tuân thủ những mong đợi của người khác thay vì hành động theo những gì họ dự định và mong muốn. Nó bao gồm:
PROTECTING đo lường niềm tin trong việc có thể tự bảo vệ mình của người lãnh đạo, thể hiện trong những hành vi trốn tránh, giữ khoảng cách, giấu diếm, xa cách, hoài nghi, cấp trên hoặc chính mình. Nó bao gồm:
CONTROLLING Khía cạnh tóm tắt đo lường mức độ mà người lãnh đạo có thiên hướng xây dựng giá trị cá nhân thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ và thành tích cá nhân. Nó bao gồm:
Kết Luận Đọc đến đây bạn đừng nản chí, vì quá nhiều tiêu chuẩn cho một lãnh đạo. Có một tin vui cho những ai đang muốn trở thành lãnh đạo rằng: Tố chất và khả năng lãnh đạo có thể được trau dồi và phát triển, bạn không cần phải sinh ra và bắt đầu với những tố chất lãnh đạo vượt trội mà khả năng lãnh đạo trong bạn sẽ phát triển theo thời gian, nếu bạn mong muốn phát triển nó. Tôi từng nói: “Vì lãnh đạo là lựa chọn, nên ai cũng có thể trở thành lãnh đạo!”. Do đó để trở thành lãnh đạo chân chính là có thể cho tất cả chúng ta, nếu bạn lựa chọn đó là mục tiêu của mình. Tuy vậy, việc trở thành một lãnh đạo chân chính sẽ cần rất nhiều sự hỗ trợ chứ không đơn giản là tham dự một lớp học, hay một vài lời khuyên. Đó sẽ là một quá trình, và để quá trình đó diễn ra một cách tốt nhất các bạn sẽ cần đến những sự hỗ trợ khác nhau như: Đánh giá năng lực lãnh đạo hiện tại, mentor, training, coaching và cả sự kiên nhẫn nữa. Nếu bạn quan tâm đến làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo chân chính, bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi để được hỗ trợ. |