Key value Areas là một bộ công cụ đo lường kết quả. Nó giúp cho doanh nghiệp, tổ chức đang áp dụng Agile/ Scrum đo lường khả năng linh hoạt và giá trị công việc cũng như chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình. Cũng giống như KPI (Key Performance Indicator), hay OKR (Objectives and Key Results), KVAs là một bộ công cụ đo lường đơn thuần, nhưng nó lại có những tính chất vượt trội hơn những công cụ khác khi tập trung vào những giá trị của Agile như: Current Value Đo lường các giá trị hiện tại đang có của sản phẩm đã đến tay người dùng. Unrealized Value Đo lường cách giá trị sản phẩm có thể có được, bằng cách đáp ứng các nhu cầu tiềm năng của khách hàng. Ability to Innovate Đo lường khả năng có thể cung cấp được những cái mới/ chưa từng có, mà có thể phục vụ tốt hơn đến nhu cầu của người dùng. Time to Market Đo lường khả năng thích ứng, hay khả năng nhanh chóng đưa những sản phẩm dịch vụ đến tay người dùng. Bài biết này sẽ không tập trung vào việc so sánh giữa các công cụ đo lường khác nhau, mà là tập trung vào những giá trị và tính chất quan trong bạn cần phải lưu ý khi chọn lựa cho mình một công cụ đo lường, và chỉ tập trung vào những doanh nghiệp đang chuyển mình sang Agile. Có một điểm quan trọng bạn cần lưu ý, công cụ đo lường chỉ là một công cụ đơn thuần, việc vận dụng nó vào thực tế như thế nào mới là chìa khoá và sẽ rất khác nhau cho mỗi doanh nghiệp, vì mỗi tổ chức là một tập thể duy nhất, mỗi tập thể đều được xây dựng trên những tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hoá, con người và sản phẩm khác nhau. Nên không thể có một công thức thành công nào cho tất cả. Từ đó bạn sẽ thấy việc áp dụng và sử dụng công cụ đo lường nói chung và KVAs nói riêng như thế nào là việc không hề đơn giản, và rất khác biệt với mỗi tổ chức hay doanh nghiệp. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng:
Bạn có thể xem qua loạt bài về EVIDENCE BASED MANAGEMENT (EBM) để hiểu hơn về giá trị và lợi ích của KVAs mang lại. |