Little’s Law là gì?
Little’s Law là một định lý của John Little. Đơn giản là một công thức dùng để thể hiện mối tương quan giữa ba giá trị:
Công thức Little’s Law như sau: Average Cycle Time = Average Work In Progress / Average Throughput
Lấy ví dụ với Sprint 2 tuần (10 ngày làm việc):
WIP trung bình của team bạn là 15, Cycle Time trung bình là 5, và Thoughtput cho 2 tuần sẽ là trung bình sẽ là = 3 Với ví dụ này đơn giản bạn sẽ hiểu được, khả năng trung bình team bạn mỗi Sprint hoàn thành được 3 items. -> Team của bạn có khả năng phải cần 5 Sprints để hoàn thành 15 items (bạn hãy chú ý từ "khả năng" của tôi, vì không điều gì là chắc chắn cho con số đó cả, rất nhiều điều có thể làm thay đổi nó, như nghỉ bệnh, hay những yếu tố bất ngờ khác). Qua đó đơn giản muốn giảm Cycle Time, dễ nhất bạn sẽ cần phải giảm Work In Progress. Công thức Little’s Law cho ta điều gì? Công thức này không phải là một phép màu, nó không giúp team bạn làm nhanh hơn hay tốt hơn bằng cách tính toán. Nhưng nó mang lại cho bạn sự nhận biết về giá trị của việc làm ít đi nhưng được nhiều hơn. Hãy đi qua thêm một ví dụ khác nhé: Qua công thức này bạn đã nhận thức được mối liên hệ bởi ba yếu tố: WIP, Cycle Time, Throughput. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ này, sẽ không có phép màu xảy ra nếu bạn đơn thuần muốn tăng WIP lên 60 nhưng vẫn giữ Cycle Time ở mức 5 (??? bạn đừng ngạc nhiên về giả thuyết này, tôi đã làm việc với rất nhiều team, khi các nhà quản lý chỉ đơn thuần push thêm việc nhưng vẫn giữ deadline đó thôi). Muốn đạt được điều đó bạn sẽ phải thay đổi/ cải tiến Throughput, và Throughput không phải là yếu tố có thể cải thiện ngay lập tức và chính nó cũng là một thứ dễ bị thay đổi bởi tác động bên ngoài. Vì sao Throughput không phải là yếu tố có thể cải tiến ngay lập tức như Cycle Time hay Work In Progress? Đơn giản vì việc hoàn thành một công việc trong bao lâu là yếu tố gần như tương đối nếu nó được gắn thêm những yếu tố sau:
Qua đó bạn sẽ thấy được Throughput là một yếu tố không dễ để thay đổi ngay. Mà nó là một quá trình và sự cố gắng của cả Scrum team để cùng nhau cải thiện qua mỗi Sprint. Kết luận:
------------------------- Xin lưu ý, đây là loạt bài nằm trong loạt bài về kiến thức cơ bản khi áp dụng Kanban vào Scrum team. Nếu bạn chưa xem qua những kiến thức hay định nghĩa cơ bản về Scrum with Kanban, bạn có thể tham khảo tại đây: Scrum with Kanban Những kiến thức trong loạt bài này tập trung chủ yếu để giúp Scrum team có thể áp dụng Kanban và mang lại giá trị tương hỗ lớn nhất cho nhau (Scrum with Kanban). Qua đó đội có thể được hưởng lợi bằng việc tăng được giá trị cho sản phẩm. |