Trên con đường chia sẻ và lan toả Coaching đến cộng đồng, Scrumviet luôn mong muốn mang lại mỗi ngày càng nhiều chất lượng, giá trị hơn đến mỗi học viên. Mỗi khoá học sẽ luôn là một trải nghiệm duy nhất vì Scrumviet luôn đặt học viên (Những Coach tương lai) làm trung tâm. Lẽ đó, việc không ngừng nghỉ cải tiến, làm mới mình, hay trở nên hoàn thiện hơn luôn là phương châm của Scrumviet. Việc liên tục phát triển, ngày càng tốt hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng vốn có, giữ những điều đã tốt và làm tốt hơn phải luôn được chú ý. Vì vậy, việc ICF khảo xác và cấp mới chứng nhận Coaching Education LEVEL I của Scrumviet là một xác nhận cho những gì đã tốt vẫn luôn được đảm bảo! Scrumviet xin thông báo! Vào ngày 10 tháng 10, 2024, ICF tiếp tục công nhận Scrumviet là tổ chức giáo dục đạt LEVEL I cho khoá học Solution Focused Coaching - với 71 giờ đào tạo: Coach on!
Sản phẩm của bạn đang áp dụng Scrum và đang lay hoay trong việc tìm hiểu, khám phá đâu mới là điều mà người dùng cần và sẵn sàng chi trả cho nó? Bạn đang gặp vấn đề về việc phát triển sản phẩm có quá nhiều chức năng hay giá trị mà người dùng không cần đến? Bạn đang băn khoăn làm thế nào để tối ưu việc tìm hiểu, nhận thức được người dùng cần gì, sau đó biến ý tưởng/ giải pháp đó thành hiện thực một cách nhanh nhất để chiếm lĩnh thị phần? Nếu bạn đang quan tâm những vấn đề trên thì bài blog và lớp học mới của Scrum.org này dành cho bạn. Áp lực trong công việc luôn luôn hiện hữu. Mỗi ngày công việc của chúng ta phải đối mặt với những yêu cầu, mong muốn khác nhau từ nhiều phía. Những mâu thuẫn này trong công việc đòi hỏi chúng ta phải tốn rất nhiều năng lượng để giải quyết, thậm chí nó chiếm đa số thời gian làm việc, thay vì dành thời gian đó cho việc xây dựng những giá trị khác. Những mong muốn, yêu cầu đến từ những phòng ban khác nhau, từ cấp trên, từ team, từ khách hàng, hay từ vendor luôn khiến chúng ta bối rối, và không biết chọn hay làm thế nào để tốt cho tất cả. Dần dà thành thói quen, rất nhiều người đã tìm ra cách để tồn tại trong môi trường như vậy bằng cách thoả hiệp, từ chối khéo, buy time, hay “chuyền bóng” những yêu cầu đó đến tay người khác.
Influencing là gì? Influencing là một khả năng tác động đến suy nghĩ hay quan điểm của người khác mà không cần phải ép buộc hay thao túng họ. Influencing không phải là thao túng tâm lý, hay lừa dối người khác, mà là tạo sự thay đổi với sự đồng thuận bằng sự tôn trọng quan điểm của mọi người. Influencing thường được gán cho vai trò lãnh đạo và là thường một nhà lãnh đạo sẽ có khả năng influence những người xung quanh mình. Một trong những công việc mà người Scrum Master phải đảm đương đó là việc Remove Impediments, là hỗ trợ Scrum team giải quyết những vấn đề mà Scrum team không thể tự giải quyết được. Có rất nhiều loại Impediments khác nhau mà Scrum team thường hay gặp phải. Một trong số đó là ảnh hưởng bởi tổ chức hiện tại (khi chưa có tư duy đúng về Agile), những bên liên quan khác nhau ngoài Scrum team (khi vẫn còn cách vận hành cũ) lên Scrum team. Những ảnh hưởng này có thể là: Công việc của Product Owner gắn liền với rất nhiều Stakeholder khác nhau: CEO, khách hàng, Head of Departments, Scrum Team, Vendors, vân vân. Mỗi ngày Product Owner phải làm việc cùng, giao tiếp và hướng tất cả các bên đến thành công của sản phẩm là mục đích sau cùng. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là một công việc cực kỳ phức tạp và cần rất nhiều kỹ năng cũng như công sức để có thể đảm đương. Mô hình Leadership Grid được tạo ra bởi Robert R. Blake và Jane Mouton vào những năm 1960, Mô hình này tạo ra để xác định hành vi của người lãnh đạo đang có thiên hướng quan tâm như thế nào đến việc xây dựng sản phẩm hay về con người. Mô hình này là một biểu đồ được xây dựng trên 2 trục chính: Có rất nhiều hiểu lầm, và hiểu sai cũng như những hạn chế khiến các Scrum team không thể nhận được giá trị thực tế mà Scrum có thể mang lại. Một trong những hiểu lầm và hiểu sai, trực tiếp ảnh hướng đến chủ nghĩa kinh nghiệm, và khiến team áp dụng Scrum cũng như không, đó là: Không có được một buổi Sprint Retrospective đúng nghĩa. Dưới đây tôi sẽ liệt kê qua 9 những sai lầm hay mắc phải của một Scrum team về buổi Sprint Retrospective của mình. Hi vọng rằng sẽ giúp được các Scrum team tránh và có thể tổ chức một buổi Sprint Retrospective hiệu quả hơn. Tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ các anh chị học viên rằng: “Em là người hướng nội, liệu công việc Scrum Master có phù hợp với em không?”. Hôm nay tôi sẽ thông qua bài blog để trả lời cho câu hỏi này một cách chi tiết. Nếu bạn là người hướng nội, và đang quan tâm đến vai trò Scrum Master, hoặc đang đảm đương công việc này, thì bạn có thể sẽ quan tâm đến bài viết này của tôi. Nếu bạn chưa chắc chắn liệu “hiện tại” (tôi dùng từ hiện tại, vì thiên hướng này sẽ thay đổi theo thời gian, môi trường, và tuổi tác) mình đang là kiểu người hướng nội, hay hướng ngoại thì bạn có thể thử qua bài test sau trước khi đọc tiếp bài blog: LINK Từ ngày 24 tháng 2 năm 2024, Scrum.org đã chính thức đổi tên khoá học Professional Scrum Master II thành Professional Scrum Master - Advanced (PSM-A). Lý do cho việc thay đổi này là:
Mọi ưu đãi khác khi tham dự khoá học Professional Scrum Master - Advanced (PSM-A) là không đổi: Tất cả những học viên hoàn thành khoá học PSM-A sẽ nhận được password để tham dự kỳ thi đánh giá Professional Scrum Master II (PSM II). Nếu bạn tham dự thi trong vòng 14 ngày và điểm chưa đạt được ít nhất 85%, bạn sẽ được cấp thêm một lần dự thi thứ hai mà không phải đóng thêm bất cứ khoản chi phí nào. Bạn cũng sẽ được ưu đãi giảm 40% cho kỳ thi PSM III tiếp theo. Tôi muốn kể một câu chuyện cùng các bạn. Một dạo trước khi tôi đang tư vấn và hỗ trợ cho một tổ chức trên hành trình Agile transformation. Hôm đó vào ngày Sprint Planning đầu tiên, nhóm đã làm quen với cách làm việc mới rất tốt và đã có một buổi Sprint Planning thú vị. Bất ngờ vào cuối một buổi Sprint Planning, thì một thành viên lên tiếng: “Thôi chết! Chúng ta quên mất việc dành thời gian cho việc chuẩn bị Slide thuyết trình cho CEO và Sprint Review rồi!”. Team bỗng nhộn nhạo hơn và bắt đầu cắt giảm việc, thay đổi Sprint Goal (nhỏ hơn) để có thể có thêm thời gian để chuẩn bị slide cho buổi Sprint Review. Việc này làm tôi rất tò mò, điều gì đã làm cho team cảm thấy việc chuẩn bị slide “thật đẹp” lại quan trọng hơn việc tạo ra giá trị cho sản phẩm? Bạn có bao giờ gặp những tình huống nhóm của mình đang đối mặt với những khó khăn, hay vấn đề không thể lường trước được. Lúc đó, thay vì tập trung tìm kiếm giải pháp thì các thành viên lại quay sang tập trung vào việc tìm hiểu vấn đề đến từ đâu. Rồi vì tập trung vào những lý do của vấn đề, mọi người vô tình quay sang chỉ trích, trách móc lẫn nhau? Không khí căng thẳng lên, mọi người bắt đầu mâu thuẫn, cãi vã nổi lên trong nhiều giờ liền, trong khi vấn đề vẫn chưa được giải quyết? Câu chuyện này có thể là một câu chuyện không mới, mà nhiều khi còn là chuyện “bình thường ở huyện” của rất nhiều Scrum team. Chừng ba năm trước, cũng tầm độ thời gian này, khi chúng tôi có dịp ghé qua Delft cho một chuyến công tác ngắn hạn. Chúng tôi có tầm 7 ngày ở Delft, vài ngày cho công việc và vài ngày cho thăm thú. Delft là một thành phố nhỏ như có một bề dày lịch sử và rất cổ kính. Chúng tôi đã dự định sẽ có một chuyến thăm thú thành phố thật thú vị. Thời tiết ở Delft lúc bấy giờ khá lạnh và mây mù, khiến rất khó phân biệt giữa việc giao ngày và đêm. Trong cái lạnh buốt và bầu trời âm u như vậy, đã làm cho một người như tôi, vốn đã không chịu lạnh tốt đổ bệnh rất nặng. Thế là kế hoạch thăm thú thành phố của chúng tôi tưởng chừng đã đổ vỡ. Lúc bấy giờ tôi chẳng còn tâm trạng nào để thăm thú thành phố cả, cơn bệnh và thời tiết đã hạ gục tối đúng với nghĩa đen. Sức khoẻ kém đi, và cái lạnh làm trong đầu tôi chỉ còn một mơ ước là được tắm mình trong những tia nắng của miền nhiệt đới. Nhưng kiếm đâu ra tia nắng trong cái mùa đông ở đây. Vào ngày cuối cùng trước khi rời đi, thời tiết đột nhiên thay đổi, bầu trời xanh và trong vắt, nắng vàng rực rỡ. Delft đã tặng tôi món quà tạm biệt! Dù chỉ một khoảnh khắc, cơn bệnh của tôi đã được chữa lành, và sự sống dường như đã trở lại trong tôi. Chúng tôi đã có một ngày thật tuyệt vời ở Delft dưới ánh nắng vàng. Câu chuyện về Delft chỉ là một trải nghiệm cá nhân của tôi. Một sự thức tỉnh trong tôi, khi hiểu được giá trị của những ngày giá rét, những tia nắng! Nếu không có những ngày đông giá rét, tôi sẽ không thể cảm nhận được ngày nắng đẹp dường nào. Nếu không có bóng tối, thì ánh sáng không thể trở nên rực rỡ được với tôi như vậy.
Trong một khoảng thời gian làm việc, Scrum team thường sẽ có thiên hướng tạo ra nhiều hoạt động cần thiết hơn cho công việc hằng ngày của mình. Nhưng cũng sẽ có những hoạt động, công việc không cần thiết (nữa) cần được xem xét và bỏ đi. Vì nếu không, những công việc không cần thiết này sẽ chiếm lấy sức lực và thời gian của team, mà đáng ra nên dành cho những việc cần thiết khác.
Vì vậy một khoảng thời gian nào đó, chúng ta nên nhìn lại những công việc hiện tại của mình: Điều gì tốt, điều gì làm chúng ta chậm lại, chúng ta đang tốn sức cho những việc gì nhưng lại không mang lại giá trị… Open The Box là một format dành cho buổi Sprint Retrospective để hỗ trợ Scrum team tập trung vào việc xác định: Điều gì hữu ích, điều gì không cần nữa, và những ý tưởng để làm tốt hơn trong Sprint sau.
Tôi tự hỏi: Liệu một thanh niên 20 tuổi đã được xem là một người trưởng thành? Hay một người thành công ở tuổi 40, cái tuổi được xem là “Tứ Thập Nhi Bất Hoặc” mới được xem là một người trưởng thành? Độ tuổi nào mới là độ tuổi con người có thể có được sự khôn ngoan, và một tâm trí trưởng thành?
Hệ Thống (System) là gì?
Để định nghĩa hệ thống, chúng ta hãy tìm hiểu về những thứ cấu thành một hệ thống. Một hệ thống thường chứa đựng ba thứ: Những thành phần cấu tạo ra nó, cách nó hoạt động, và mục đích tồn tại của nó. Với định nghĩa như vậy bạn sẽ dễ dàng bắt gặp một hệ thống ở khắp nơi, một trường học, thành phố, sinh vật sống và nhận ra rằng chính một công ty, hay tổ chức cũng là một hệ thống. Trong bài viết này tôi sẽ phân tích về việc làm sao để một hệ thống có thể phát triển bền vững, qua đó liên hệ đến sự bền vững của một Công Ty hay Tổ Chức.
Trong những lớp học của mình, tôi thường được hay hỏi rằng: làm sao để biết ai là nhân tố phù hợp để đảm nhiệm vai trò Agile Leader, Product Owner, hay Scrum Master? Tôi luôn đưa ra câu trả lời nhanh chóng và không do dự: Đó là một Team Player. Nghe câu trả lời này cả lớp thường nhíu mày như tự hỏi: vì sao lại cần đến một Team Player?
Thế giới đã thực sự trở lên hỗn loạn?
Những năm hậu đại dịch Covid, tưởng chừng mở ra hi vọng cho mọi người trên thế giới về một cuộc sống bình thường mới. Nhưng có vẻ đại dịch này chỉ là một sự khởi đầu kéo theo chuỗi của rất nhiều bất ổn khác: Kinh tế suy thoái, chiến tranh, và biến đổi khí hậu là những chuỗi diễn biến liên tiếp. Những điều này khiến tôi tự nghĩ, liệu thế giới đã trở nên hỗn loạn hơn? Và Covid chỉ là một ngọn lửa vô tình rơi vào đống củi khô chờ sẵn, khiến nó nổi bùng lên và đưa con người vào sự hỗn loạn không hồi kết? Đôi lúc bạn cần facilitate cho nhóm để đưa ra quyết định cho một vấn đề duy nhất thay vì cần cân nhắc hay sắp xếp nhiều lựa chọn. Thì cách thức Bàn tay năm ngón (Fist of Five) là một lựa chọn tối ưu bên cạnh Roman Vote. Phương pháp này sẽ mang lại những thông tin có chiều sâu hơn Roman Vote ở khía cạnh mức độ của sự đồng thuận, thay vì chỉ là đồng ý hay không đồng ý.
Product Owner là tên gọi mới/ khác của Business Analyst?
Tôi không hiểu sự hiểu lầm này đến từ đâu, nhưng càng ngày tôi càng nhận thấy nhiều người hiểu lầm về hai vai trò này. Đơn giản, Product Owner (PO) là một vai trò trong Scrum team, và nó chẳng có liên quan hay lịch sử gì từ Business Analyst cả.
Kể từ năm 2022, hệ thống chứng nhận giáo dục của ICF (Liên Đoàn Khai Vấn Quốc Tế) đã thay đổi. Qua đó ICF sẽ từ từ dừng cung cấp chứng nhận các khoá học Coaching theo chuẩn ACSTH, thay vào đó sẽ là hệ thống chứng nhận tổ chức giáo dục theo cấp bậc LEVEL I. Với chứng nhận mới này. ICF đã nâng cao chất lượng và giá trị trong việc kiểm định những tổ chức giáo dục của mình (thay vì chỉ là kiểm định khoá học như trước), để mang lại cho học viên một sự yên tâm hơn khi tham gia các khoá học từ những tổ chức mà ICF công nhận.
Đôi lúc, trong những buổi thảo luận nhóm, việc làm rõ quan điểm hiện tại của mỗi cá nhân trong nhóm về điều gì đó là rất cần thiết. Ví dụ, nếu bạn đang facilitate cho một nhóm, làm thế nào để nhanh chóng thu thập quan điểm: Đồng thuận hay không đồng thuận của từng cá nhân về một vấn đề một cách nhanh nhất?
Câu trả lời là Roman Voting, một phương thức vô cùng đơn giản và hiệu quả khi muốn biết sự đồng thuận và không đồng thuận của từng cá nhân trong nhóm.
Nhiều người từng hỏi tôi rằng, quyển sách nào mà tôi thấy tâm đắc nhất. Tôi luôn trả lời rằng đó là quyển: Câu Chuyện Một Dòng Sông, hay còn có tên là Siddhartha của nhà văn Hermann Hesse. Có thể nói đó là quyển sách gối đầu giường của tôi. Mỗi lần đọc, tôi lại ngộ ra được rất nhiều điều mà trước kia tôi không thể lãnh hội được.
Những dòng này được viết khi Scrumviet theo đuổi sứ mệnh của mình đến nay đã 4 năm. Chuyến hành trình không biết điểm dừng lại sắp bắt đầu một chương mới, chương của năm 2023. Trước khi bắt đầu một chương mới, Scrumviet cũng phải nhìn lại mình đã đi được bao xa trong năm 2022 vừa qua.
Mong ước có thể giúp cho những cá nhân và đội nhóm có thể phát huy được những phẩm chất giá trị nhất của mình. Năm qua Scrumviet đã tiếp tục chia sẻ, và cố gắng hết sức để có thể mang được kiến thức giá trị nhất đến những ai đang cần. Chính vì lẽ đó, những lớp học của Scrumviet luôn hướng đến chất lượng, sự chuyên nghiệp, và tiêu chuẩn quốc tế. Những dòng feedback của các anh chị học viên luôn là động lực và sự phản ảnh về chất lượng của các khoá học. |